messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0853653838
Quay lại

Phụ Kiện Cho Cá Koi

HOTMix (Bán theo kiện)

Bệnh rận nước ở cá Koi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Khi thấy cá có dấu hiệu bệnh rận nước như cọ xát mình, rận bám trên thân cá….thì đừng quá lo lắng. Cách điều trị bệnh rận nước ở cá Koi khá đơn giản, không tốn kém quá nhiều chi phí. Quá trình hồi phục của cá cũng nhanh hơn nếu được chữa trị và chăm sóc đúng cách. Theo dõi bài viết dưới đây của ISHI KOI FARM để có thêm thông tin về bệnh rận nước ở cá Koi cùng cách điều trị hiệu quả nhất nhé. 

1. Khái quát bệnh rận nước ở cá Koi

Bệnh rận nước ở cá Koi là bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra. Rận nước là loại ký sinh trùng giáp xác có hình đĩa tròn, tấn công cá Koi bằng cách dùng miệng chọc thủng da để hút máu và chất dinh dưỡng. Rận nước có thể xuất hiện trên vây, mang và thân cá Koi nhưng chủ yếu là ở vây.

Sau khi hút máu và chất dinh dưỡng, rận nước truyền vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng cho cá Koi. Đó là vì sao sau khi bị rận tấn công, cá Koi suy giảm sức đề kháng, bị nhiễm trùng hoặc mắc thêm các bệnh khác. Một điểm đặc biệt, khi rận nước ký sinh trên cá, chúng sẽ tiêm chất thu hút những con rận khác lên cá Koi. Số lượng rận bám vào cá tăng lên gây ra nhiều vết thương và loét gây đau đớn.

Rận nước dùng miệng chọc thủng da, hút máu và chất dinh dưỡng của cá Koi
Rận nước dùng miệng chọc thủng da, hút máu và chất dinh dưỡng của cá Koi

2. Nguyên nhân nào khiến các Koi bị rận nước tấn công?

Dưới đây là nguyên nhân cá Koi bị rận nước tấn công:

  • Rận nước thường xuất hiện khi hồ nước bị ô nhiễm 
  • Lây từ cá Koi mới được thả vào hồ nếu không kiểm dịch, cách ly cá mới theo tiêu chuẩn. 
  • Một nguyên nhân khác mà ít người nghĩ đến là nguồn thức ăn cho cá không đảm bảo. Ví dụ các loại thức ăn tươi không được nấu chín, không được rửa sạch hoặc rửa bằng nước có chứa rận nước…

3. Dấu hiệu bệnh rận nước ở cá Koi

Cá Koi bị bệnh rận nước thường có những dấu hiệu sau:

  • Trên vây, mang và thân cá có những đốm màu nâu đen hoặc nâu nhạt giống như nốt ruồi.
  • Cá Koi bị ngứa mình, cọ xát cơ thể vào thành bể/hồ hoặc các thiết bị nhằm rũ bỏ rận ra khỏi cơ thể.
  • Xuất hiện vết loét nhỏ nếu vị trí đó có nhiều rận tấn công. Vết loét sẽ lớn dần và gây nhiễm trùng nếu không phát hiện và điều trị sớm.
  • Cá bơi lội bất thường, lảo đảo.
  • Kém ăn, gầy mòn, trơ đầu nếu bị rận lâu ngày.
Vây cá Koi có đốm nâu đen hoặc xám như nốt ruồi
Vây cá Koi có đốm nâu đen hoặc xám như nốt ruồi

4. Cách điều trị dứt điểm bệnh rận nước ở cá Koi

Để điều trị rận nước ở cá Koi dứt điểm, bạn cần kiểm tra kỹ từng chú cá Koi trong hồ. Những chú cá bị bệnh phải được tách riêng. Hai cách điều trị cho cá Koi bị bệnh rận nước như sau:

4.1. Điều trị bệnh rận nước ở cá Koi bằng keo ong

Keo ong được xem là chất kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn, tăng đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt. Sử dụng keo ong điều trị rận nước cho cá Koi:

  • Sử dụng nhíp y tế gắp toàn bộ rận nước ra khỏi cá Koi. Cần chắc chắn gắp hết sạch để rận không sinh sản lây lan được nữa.
  • Xịt keo ong vào vị trí rận cắn để tiệt trùng, ngăn ngừa nhiễm trùng. Keo ong là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt và an toàn.

4.2. Thuốc Dimilin trị bệnh rận nước ở cá Koi

Dimilin là thuốc đặc trị rận nước, trùng mỏ neo cho cá Koi, thậm chí tiêu diệt được toàn bộ trứng, ấu trùng ký sinh trong hồ/bể cá, ngăn ngừa ký sinh quay loại gây bệnh cho cá.

  • Sử dụng thuốc Dimilin với liều lượng 1g/1m3 nước, đánh 2 liều thuốc cách nhau 3 ngày.
  • Thay 20% nước trước khi đánh thuốc.
  • Bôi thêm tetracycline Nhật hoặc thuốc tím để sát trùng vết thương, ngăn nhiễm trùng cho cá Koi.
Thuốc Dimilin đặc trị rận nước ở cá Koi
Thuốc Dimilin đặc trị rận nước ở cá Koi

Bên cạnh đó, một số cách như tắm muối hột, tắm thuốc tím, bôi thuốc ngoài da như povidine, betadine cũng được sử dụng để điều trị rận nước ở cá Koi. Trong quá trình điều trị bệnh rận nước ở cá Koi, hãy luôn giữ cho nước sạch, bộ lọc hoạt động tốt, sục khí oxy mạnh.

Xem thêm: Lợi ích của muối trong hồ cá Koi

5. Biện pháp phòng bệnh rận nước cho cá Koi

Để giúp bạn không phải đau đầu tìm cách trị bệnh rận nước ở cá Koi và cá của bạn luôn khỏe mạnh, hãy áp dụng những biện pháp phòng bệnh dưới đây:

  • Luôn giữ sạch nước trong hồ/bể nuôi bằng cách sử dụng hệ thống lọc, thùng lọc chất lượng, vệ sinh, khử trùng hồ/bể nước định kỳ.
  • Thay 25 – 30% nước hàng ngày.
  • Chất lượng nước tốt nhất: nhiệt độ 20 – 27 độ C, độ pH từ 7 – 7.5, hàm lượng oxy tối thiểu là 2.5mg/l.
  • Kiểm dịch, cách ly cá Koi mới mua để dưỡng cá và diệt mầm bệnh (nếu có) trong khoảng 14 ngày. Cá hoàn toàn khỏe mạnh mới thả và hồ/bể.
  • Cho cá ăn vừa phải bằng thức ăn chuyên dụng dạng viên hoặc cám. Bạn có thể tham khảo thương hiệu cám cá Koi Hikari Nhật Bản được định lượng sẵn đủ chất dinh dưỡng cho cá. Đồng thời bổ sung dưa hấu, cam, đậu Hà Lan…cho cá.
  • Sử dụng men vi sinh AOcare Control cho hồ/bể nước nuôi cá Koi gúp tăng lợi khuẩn, khoáng chất và vi chất dinh dưỡng cho cá Koi. AOcare Control cũng giúp khử amoniac, nitrit, nitrat, cải thiện chất lượng nước, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Bạn có thể đặt mua AOcare Control TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Hướng dẫn cách ly cá Koi mới bắt về

Cách ly cá Koi mới bắt về để đảm bảo cá khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh
Cách ly cá Koi mới bắt về để đảm bảo cá khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh

Cá Koi cũng giống như vật nuôi khác, khi được quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng thì sẽ luôn luôn khỏe mạnh bơi lội và hạnh phúc. Vì thế, khi chơi cá Koi, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng cá, nếu có dấu hiệu bất thường thì có những cách chữa trị kịp thời.

Hy vọng với những chia sẻ về bệnh rận nước ở cá Koi trên đây giúp bạn có thêm kiến thức về cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc gì thêm về bệnh rận nước hoặc bệnh khác ở cá Koi, hãy liên hệ ngay hotline: 1900 3079 để được ISHI KOI FARM hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

ISHI KOI FARM
Địa chỉ:
 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn