messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0853653838
Quay lại

Phụ Kiện Cho Cá Koi

HOTMix (Bán theo kiện)

5 điều cần biết về bệnh ký sinh trùng đơn bào Costia ở cá Koi

Ký sinh trùng đơn bào Costia ở cá Koi là trùng roi nhỏ sống ký sinh trên mang và da của cá Koi ảnh hưởng tới sức khỏe và sự sống của cá. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm dẫn tới thiệt hại lớn cho người chơi cá Koi nếu không được xử lý kịp thời. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó có cách điều trị và phòng ngừa cho cá Koi luôn khỏe mạnh. 

1. Ký sinh trùng đơn bào Costia ở cá Koi là gì?

Costia là một trùng roi nhỏ có 3-4 roi sống ký sinh trên mang và da của cá koi. Chúng sinh sản bằng cách phân hạch nhị phân, từ 1 đến 2 con, từ 2 đến 4 con và cứ thế phát triển và lây lan. Costia thường sống ở môi trường nước lạnh, sinh sản nhanh nhất ở 10 – 25 độ C và không thể sống ở nhiệt độ trên 30 độ C. 

Sự xâm nhập của Costia rất nhanh và gây ra các vết nhiễm trùng trên cơ thể cá. Ký sinh trùng đơn bào Costia ở cá Koi ban đầu chỉ ảnh hưởng đến cá Koi bị nhiễm bệnh nhưng sau đó lây lan rất nhanh sang những chú cá Koi khỏe mạnh còn lại. Thậm chí có thể gây chết cá hàng loạt nếu không được chữa trị kịp thời.

Ký sinh trùng đơn bào Costia là trùng roi có kích thước siêu nhỏ
Ký sinh trùng đơn bào Costia là trùng roi có kích thước siêu nhỏ

2. Dấu hiệu cá Koi bị nhiễm ký sinh trùng đơn bào Costia

Khi cá Koi bị Costia tấn công sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện các vết thương trên mang hoặc da
  • Cá cọ xát da mình vì ngứa 
  • Kẹp vây vào gần cơ thể để giảm bớt sự khó chịu do Costia gây ra
  • Da có màu trắng xám đục, đỏ mình và biến màu
  • Lờ đờ, chán ăn, bỏ ăn
  • Tiết ra nhiều chất nhầy để chống lại Costia bám vào cơ thể
  • Nếu Costia ký sinh ở mang cá thì sẽ ảnh hưởng tới hô hấp của cá Koi gây khó thở
  • Trường hợp bệnh nặng, cá có thể hôn mê.

Bạn không thể quan sát Costia bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi soi da và mang cá Koi để xác định.

Cá Koi bị đỏ mình, xỉn màu, chán ăn là triệu chứng khi nhiễm ký sinh trùng Costia
Cá Koi bị đỏ mình, xỉn màu, chán ăn là triệu chứng khi nhiễm ký sinh trùng Costia

3. Nguyên nhân gây ra ký sinh trùng đơn bào Costia ở cá Koi

Cũng giống như các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác, ký sinh trùng đơn bào Costia ở cá Koi thường xuất hiện khi điều kiện hồ/bể nuôi không đảm bảo như: chất lượng nước kém, mức độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất hữu cơ cao…Ngoài ra còn do 1 số nguyên nhân sau:

  • Thay đổi thời tiết, giao mùa làm cá Koi bị giảm sức đề kháng
  • Mật độ thả cá quá dày
  • Chất lượng cá khi mua về không khỏe mạnh, mang sẵn nguồn bệnh.

4. Cách điều trị Costia ở cá Koi

Ký sinh trùng đơn bào Costia ở cá Koi không thể phát hiện bằng mắt thường. Khi thấy cá có các dấu hiệu của bệnh thì cần soi da và mang cá dưới kính hiển vi để xác định bệnh. Nếu các bị nhiễm Costia thì bạn có thể điều trị bằng cách sau:

  • Cách ly riêng cá nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan. 
  • Tăng nhiệt độ nước lên 30 độ C vì Costia không sống được ở nhiệt độ cao
  • Sử dụng Kali Permanganat (thuốc tím), Acriflavine với muối và tắm muối liều lượng 3g/1l trong 10 phút. 
  • Sau 12-24 giờ đầu tiên, tăng 3g muối nữa. Kéo dài tắm muối trong 3 ngày.
  • Thay 25% lượng nước mỗi ngày 1 lần đến khi cá khỏi bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng Formalin với liều 0.5ml/10 gallon trong 2 giờ và đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cá. Sử dụng cân tiểu ly điện tử để đong chính xác lượng thuốc cần dùng.

Muối đem lại rất nhiều lợi ích trong hồ cá Koi
Sử dụng muối hột tắm cho cá Koi để điều trị ký sinh trùng Costia

5. Cách phòng ngừa ký sinh trùng Costia 

Các bệnh nhiễm ký sinh trùng ở cá Koi thông thường bắt nguồn từ chất lượng nước không sạch, vì thế hãy đảm bảo hồ/bể cá Koi có nguồn nước sạch, cung cấp đủ oxy và hệ thống lọc tốt. Một số biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng đơn bào Costia ở cá Koi:

  • Xử lý hồ nuôi cá Koi bằng cách dùng vôi sống, tùy thuộc vào diện tích hồ để điều chỉnh khối lượng phù hợp
  • Kiểm tra chất lượng nước hàng ngày, thay 10-15% nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên kiểm tra độ pH, nhiệt độ, nồng độ amoniac, nitrit…và điều chỉnh cho phù hợp.
  • Thả mật độ cá vừa phải để không gây stress cho cá Koi. 
  • Vào những thời điểm giao mùa nên trộn kháng sinh cho cá ăn trong 7-10 ngày.
  • Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và dưỡng chất giúp nâng cao đề kháng phòng ngừa bệnh tật cho cá Koi.
  • Cho cá ăn vừa đủ để tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nước.
  • Lựa chọn cá Koi có chất lượng tốt ngay từ ban đầu, kiểm dịch và cách ly cá nghiêm ngặt trước khi thả vào hồ/bể.
Thả mật độ cá vừa phải để cá có môi trường sống rộng rãi và tránh mắc bệnh
Thả mật độ cá vừa phải để cá có môi trường sống rộng rãi và tránh mắc bệnh

Xem thêm: Trùng mỏ neo và cách chữa trị dứt điểm

Ký sinh trùng đơn bào Costia ở cá koi là bệnh thường gặp có thể gây nguy hiểm cho đàn cá của bạn. Vì thế bạn cần dành thời gian quan tâm những chú cá mỗi ngày để kịp thời phát hiện các dấu hiệu là và có phương án điều trị kịp thời. Với những chia sẻ trên bài viết, hy vọng những chú cá Koi của bạn luôn có môi trường sống tốt nhất và chống chọi được sự tấn công của ký sinh trùng gây bệnh.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về ký sinh trùng Costia hoặc các bệnh khác ở cá Koi, hãy liên hệ ngay hotline: 1900 3079 để được ISHI KOI FARM tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Thường xuyên theo dõi ISHI KOI FARM để cập nhật tin tức, kiến thức và các dịch vụ hiện có của chúng tôi nhé.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

ISHI KOI FARM
Địa chỉ:
 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn