messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0853653838
Quay lại

Phụ Kiện Cho Cá Koi

HOTMix (Bán theo kiện)

Trùng Bánh Xe Trichodina Ở Cá Koi Là Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Trùng bánh xe Trichodina ở cá Koi gây ra các triệu chứng cạ mình, nhấp nháy, kích ứng da, hỏng mang, loét da...nên cần có cách phòng ngừa hiệu quả.

Trùng bánh xe (Trichodina) là một loại ký sinh trùng phổ biến, thường xuất hiện trên cá Koi và gây ra bệnh trichinosis. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cá Koi gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng cá Koi bơi lờ đờ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong hồ nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của đàn cá. Để bảo vệ cá Koi khỏi các tác động tiêu cực của trùng bánh xe trên cá, người nuôi cần hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Khái quát về trùng bánh xe Trichodina ở cá Koi 

Trùng bánh xe Trichodina là ký sinh trùng đơn bào có kích thước siêu nhỏ với đường kính trung bình chỉ 0.07mm. Bạn chỉ có thể quan sát chúng thông qua kính hiển vi. Trichodina có hình tròn với hàng trăm móc nhỏ, di chuyển quay tròn và rất nhanh. Chúng bám vào cá Koi bằng cách dùng móc cắm và cơ thể cá.

Trichodina sinh sản bằng cách phân hạch nhị phân. Các ấu trùng trưởng thành trong vài ngày, bơi tự do và ký sinh lên cá Koi chỉ trong vòng 24 giờ. Vì thế chúng lây lan rất nhanh sang cá khác, đặc biệt khi mật độ thả cá đông. Trichodina gây ra tổn thương ở mô da và mang cho cá Koi khiến cá bị nhiễm trùng thứ cấp từ vi khuẩn như Aeromonas… 

Khái quát về trùng bánh xe Trichodina ở cá

Khái quát về trùng bánh xe Trichodina ở cá

2. Nguyên nhân gây bệnh trùng bánh xe Trichodina ở cá Koi

Thông thường, trùng bánh xe Trichodina hình thành ở môi trường nước ô nhiễm và mật độ thả cá quá nhiều. Bên cạnh đó, nếu hồ/bể cá của bạn được đảm bảo sạch sẽ nhưng Trichodina có thể lây từ cá mới không được cách ly, kiểm dịch kỹ càng.

Những nguyên nhân gây bệnh trùng bánh xe cho cá koi

Những nguyên nhân gây bệnh trùng bánh xe cho cá koi

3. Dấu hiệu nhận biết Trichodina ở cá Koi

Cá Koi bị trùng bánh xe Trichodina ký sinh sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Nhấp nháy, xếp vây sát vào cơ thể, cọ xát vào thành bể hoặc vào vật dụng khác để cố gắng loại bỏ ký sinh trùng.
  • Bơi lờ đờ, tách đàn, hô hấp khó khăn.
  • Bong tróc da: Da bị tổn thương vị trichodina liên tục xoay tròn bám vào và ăn da.
  • Tiết nhiều chất nhầy dư thừa: Cá Koi tiết nhiều chất nhầy dư thừa để chống lại ký sinh trùng, điều này có thể làm cho cá có màu xám trắng hoặc xám xanh.
  • Da đổi màu: Da cá đổi sang màu hồng hoặc đỏ do bị kích ứng hoặc do bị nhiễm trùng (nếu có)
  • Loét da: Cá có thể bị loét da nếu vừa bị Trichodina vừa bị vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập. Đặc biệt khi cá cọ xát mình nhiều gây xước da sẽ dễ dẫn tới nhiễm trùng thức cấp và loét da.
  • Hỏng mang: Nếu Trichodina bám vào mang của cá Koi thì mang có thể bị hư hỏng, nham nhở do da chết, chuyển màu hồng hoặc đỏ đậm. Hỏng mang có thể ảnh hưởng tới khả năng bơi lội của cá.

Những dấu hiệu nhận biết trùng bánh xe trên cá

Những dấu hiệu nhận biết trùng bánh xe trên cá

Xem thêm: Những nguy hiểm của bệnh nấm thủy mi trên cá Koi cần xử lý ngay

4. Phương pháp điều trị trùng bánh xe Trichodina

Bạn không thể quan sát trùng bánh xe Trichodina trên cá Koi bằng mắt thường mà cần sử dụng kính hiển vi. Nếu quan sát thấy các hiện tượng bất thường và nghi ngờ cá của mình bị nhiễm Trichodina thì hãy nhanh chóng cách ly cá bị bệnh để ngăn sự lây lan. Bạn có thể điều trị trùng bánh xe Trichodina cho cá Koi bằng cách:

  • Cách 1: Sử dụng phèn xanh (CuSO4) với liều lượng 2 – 5g thuốc/1m3 nước tắm cho cá Koi trong 5 – 15 phút. 
  • Cách 2: Hoặc sử dụng phèn pha với nước rồi phun xuống hồ nuôi với nồng độ 0.5 – 0.7 ppm.
  • Cách 3: Dùng Kali pemanganat (thuốc tím) với liều lượng 2g/1m3 nước để đánh thuốc trong 3 – 5 ngày và tối đa 3 tuần. Sục khí oxy mạnh khi trị Trichodina bằng thuốc tím.
  • Cách 4: Tắm muối cho cá Koi với liều lượng 20kg/1m3 nước trong 10 – 20 phút. Sục khí oxy mạnh và theo dõi tình trạng cá.

Bên cạnh đó, nếu cá Koi có vết loét do nhiễm khuẩn thì bạn cần bôi thuốc cho cá koi kháng sinh và betadine cho cá.

Phương pháp điều trị trùng bánh xe Trichodina ở cá koi

Phương pháp điều trị trùng bánh xe Trichodina ở cá koi

5. Phương pháp phòng ngừa Trichodina 

Phòng bệnh chính là cách tốt nhất để cá Koi của bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Để phòng ngừa trùng bánh xe Trichodina ở cá Koi, cần thực hiện những điều sau:

  • Kiểm tra thường xuyên chất lượng nước, bộ lọc hàng ngày.
  • Duy trì nước sạch, cấp đủ oxy, lọc nước tốt, nhiệt độ và độ pH cần phù hợp với cá Koi sẽ ngăn chặn ký sinh trùng tự hình thành.
  • Thay nước hàng ngày, khử trùng nước, dọn vệ sinh hồ nuôi định kỳ.
  • Không nuôi quá nhiều cá trong hồ để giữ chất lượng nước tốt và giảm căng thẳng cho cá.
  • Cung cấp cho cá Koi của bạn một chế độ ăn cân bằng, chất lượng cao. Cho cá ăn thức ăn cho cá koi dạng viên hoặc cân bằng và bổ sung thêm trái cây, rau bina, đậu Hà Lan, cam và dưa hấu.
  • Trùng bánh xe Trichodina có thể xuất hiện trên cá Koi mới bắt, vì thế cần lựa chọn cá kỹ càng tại địa chỉ bán uy tín. Ngoài ra cần kiểm dịch, cách ly và dưỡng cá ít nhất 6 tuần trước khi thả cá vào hồ.
  • Thời điểm giao mùa làm cho sức đề kháng cá Koi suy giảm nên cần thêm kháng sinh, bổ sung vitamin C và men vi sinh cho cá.

Những phương pháp phòng bệnh trùng bánh xe cho cá koi

Những phương pháp phòng bệnh trùng bánh xe cho cá koi

Xem thêm: Cá Koi bị nhiễm ký sinh trùng Chilodonella – Biểu hiện và cách điều trị

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh trùng bánh xe trên cá là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn cá Koi Nhật nhập khẩu. Sự chủ động trong việc quan sát các dấu hiệu bất thường như cá Koi biếng ăn hay xuất hiện các triệu chứng khác sẽ giúp người nuôi ngăn ngừa bệnh lây lan và giảm thiểu rủi ro. Để chăm sóc và chữa bệnh cá Koi một cách tốt nhất, bạn nên thường xuyên tìm hiểu thêm thông tin về các bệnh lý thường gặp, cũng như tham khảo ý kiến từ các chuyên gia khi cần thiết. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn chuyên sâu, hãy liên hệ ngay với IshiKoi Farm, nơi cung cấp các giải pháp chăm sóc cá Koi toàn diện và đáng tin cậy!

Thông tin liên hệ:

ISHI KOI FARM

Địa chỉ: 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định

Phone: 0853 653 838

Email: liembuicao@gmail.com

Website: https://ishi.vn

Facebook: https://www.facebook.com/ishiprofile

Youtube: https://www.youtube.com/@IshiKoiFarm

Tiktok: https://www.tiktok.com/@ishikoifarm

FAQ

1. Bệnh trùng bánh xe có lây sang người không?

Trả lời: Không. Bệnh trùng bánh xe trên cá là bệnh ký sinh trùng chỉ ảnh hưởng đến cá, không lây sang người.

2. Làm sao để phân biệt bệnh trùng bánh xe với các bệnh ký sinh trùng khác?

Trả lời: Để phân biệt chính xác, cần soi mẫu da và mang cá dưới kính hiển vi. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc liên hệ với IshiKoi Farm để được hỗ trợ.

3. Cá Koi bị bệnh trùng bánh xe có ăn được không?

Trả lời: Khi mắc bệnh, cá Koi có thể biếng ăn. Bạn nên chọn loại thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá.

4. Sau khi điều trị, làm thế nào để biết cá Koi đã khỏi bệnh hoàn toàn?

Trả lời: Quan sát các triệu chứng, nếu cá không còn cọ xát, ăn uống bình thường và bơi lội linh hoạt trở lại, đó là dấu hiệu cá đã hồi phục. Để chắc chắn, bạn nên soi kính hiển vi để kiểm tra lại.

5. Có thể sử dụng muối để phòng ngừa bệnh trùng bánh xe không?

Trả lời: Có thể sử dụng muối với nồng độ thấp để phòng bệnh, nhưng cần tuân thủ liều lượng chính xác để tránh gây hại cho cá. Hãy tham khảo hướng dẫn từ các chuyên gia hoặc đội ngũ của IshiKoi Farm để đảm bảo an toàn.