Những nguy hiểm của bệnh nấm thủy mi trên cá Koi cần xử lý ngay
Bệnh nấm thủy mi trên cá Koi (tên khoa học: Saprolegnia Fungus) hay còn gọi là bệnh trắng da, là bệnh nhiễm nấm thường gặp ở cá Koi. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời,chúng lây lan và gây chết cá Koi rất nhanh. Theo dõi bài viết dưới đây của ISHI KOI FARM để hiểu hơn về bệnh nấm thủy mi, từ đó có cách chữa trị và phòng ngừa tốt nhất cho cá Koi.
1. Khái quát về bệnh nấm thủy mi trên cá Koi
Bệnh nấm thủy mi Saprolegnia Fungus trên cá Koi có thể phát triển ở bất cứ đâu trên cơ thể cá, bao gồm cả mang, vây, vảy…Ban đầu nấm nảy mầm trên mô chết, tiết ra dịch tiêu hóa để chúng có thể hấp thụ. Khi nấm phát triển sẽ lây lan phá hủy các mô sống của cá.
Nấm trên cơ thể cá Koi xuất hiện thành dạng bông gòn giống như những sợi lông trắng nên rất dễ để phát hiện. Nhưng nếu nhiễm nấm ở mang thì rất khó để phát hiện.
2. Cá Koi bị bệnh nấm thủy mi có triệu chứng gì?
Khi cá Koi nhiễm bệnh nấm thủy mi thì sẽ xuất hiện các triệu chứng thường gặp sau:
- Khi mới bị bệnh, trên da cá Koi xuất hiện những vùng màu trắng hoặc xám, xung quanh là những sợi nấm nhỏ và mềm bám vào.
- Sau 1 vài ngày, những sợi nấm đó phát triển thành búi trắng có sợi như bông. Có thể quan sát bằng mắt thường.
- Cá lờ đờ, xếp vây sát vào thân mình, cọ xát cạ mình nhiều.
- Trường hợp bệnh nặng, cá Koi sẽ bị tuột nhớt, bỏ ăn, đỏ mình.
- Nếu cá Koi đang mang thai mà bị bệnh nấm thủy mi trên cá Koi thì trứng cá sẽ có màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm bám làm cho trứng bị ung.
Bệnh Nấm thủy mi trên cá Koi Saprolegnia Fungus ban đầu chỉ gây hại cho cá có sức khỏe kém do một số nguyên nhân nhưng sau đó lây lan rất nhanh sang những chú cá Koi khỏe mạnh còn lại và có thể gây chết cá hàng loạt.
3. Nguyên nhân gây bệnh nấm thủy mi ở cá Koi
Là một loại nấm sống ký sinh, nguyên nhân gây ra bệnh nấm thủy mi ở cá Koi chủ yếu là do điều kiện môi trường sống kém. Dưới đây là một vài nguyên nhân khác:
- Môi trường sống quá chật hẹp: mật độ cá quá đông gây ra stress và nhiều chất hữu cơ trong nước gây ra bệnh nấm thủy mi trên cá Koi
- Cá Koi có vết thương hở trước đó do va chạm, chấn thương hoặc nhiễm ký sinh trùng khác. Vết thương hở giúp nấm thủy mi sinh sống trực tiếp trên mô của cá.
- Thay đổi môi trường sống đột ngột: gây ra căng thẳng và suy giảm sức đề kháng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
- Không chú ý chăm sóc cá vào những thời điểm giao mùa như mùa xuân, cuối mùa thu và mùa đông. Đây là những thời điểm bệnh nấm phát triển mạnh mẽ nhất.
4. Cách điều trị bệnh nấm thủy mi ở cá Koi
Đối với các bệnh như bệnh nấm thủy mi trên cá Koi thì tắm muối cho cá vẫn là ưu tiên hàng đầu, vừa giúp sát khuẩn vừa giúp nhanh khỏi bệnh.
- Vớt cá Koi bị nấm ra tanh nước riêng, sục khí oxy mạnh
- Tăng nhiệt độ nước lên 30 -32 độ C để tiêu diệt nấm thủy mi.
- Tắm muối hột cho cá Koi với liều lượng 15 – 30g/ lít nước trong thời gian 15 – 30 phút.
- Có thể cho thêm thuốc trị nấm Malachite xanh và Formalin: Liều lượng 1,5g Malachite xanh/1l nước trong 1 giờ rồi thay nước.
- Hai ngày sau khi dùng Malachite xanh liều 1 thì tiếp tục dùng liều thứ 2 như liều 1 rồi thay nước mỗi ngày.
Xem thêm: Mẹo sử dụng muối trong hồ cá Koi
5. Phòng ngừa bệnh nấm thủy mi trên cá Koi
Để phòng ngừa bệnh nấm thủy mi trên cá Koi cũng như các bệnh khác thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh hồ nuôi kĩ trước khi thả cá bằng cách bón đá vôi (CaCO3), phơi hồ để diệt mầm bệnh.
- Chọn giống cá khỏe mạnh, biết rõ nguồn gốc, địa chỉ bán cá được nhiều người tin cậy.
- Cá mới bắt về phải được kiểm dịch, tắm muối, cách ly để cá không bị sốc do thay đổi môi trường và đảm bảo cá không mang mầm bệnh trong cơ thể.
- Không nuôi cá quá dày để cá có môi trường sống rộng rãi, sạch.
- Cho cá Koi ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đúng định lượng, đúng thời gian.
- Định kỳ trộn vitamin C vào thức ăn cho cá với liều 200 – 300g/100kg thức ăn.
- Hạn chế trồng cây thủy sinh vì cá Koi có thể phá cây gây ô nhiễm nước.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá, kiểm tra tốc độ bơi, khả năng bắt mồi…
- Trong quá trình nuôi tránh gây sốc cá Koi: vận chuyển cá từ hồ này sang hồ khác đột ngột, nuôi cá dày,…
- Dùng thuốc kháng sinh cho cá vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá đi xa. Sử dụng 220mg Sulfamerazine/1kg cá/1 ngày hoặc 75mg Oxytetracycline/1kg cá/ 1 ngày cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn cách ly cá koi khi mới bắt về trại
Bệnh nấm thủy mi trên cá Koi là bệnh nguy hiểm gây chết cá rất nhanh. Chính vì thế, bạn cần xây dựng môi trường sống tốt nhất cho cá bằng cách ưu tiên giữ sạch nguồn nước, hệ thống lọc đạt tiêu chuẩn, cung cấp đủ khí oxy và nguồn thức ăn đủ chất. Hy vọng bài viết trên đây hữu ích cho bạn.
Theo dõi ISHI KOI FARM để cập nhật nhanh chóng tin tức, kiến thức cần biết khi nuôi dưỡng và chăm sóc cá Koi nhé!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hiện tượng cá Koi nổi đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Cá Koi nổi đầu chính là một trong những hiện tượng thường gặp ở cá Koi và chúng khá là nguy hiểm. Người nuôi cá cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Các bạn hãy cùng ISHI Koi Farm khám phá qua bài viết dưới đây.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN