messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0853653838
Quay lại

Phụ Kiện Cho Cá Koi

HOTMix (Bán theo kiện)

Tìm hiểu về bệnh Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi

Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi được biết đến là một bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở cá Koi. Cotton Wool thường bị nhầm lẫn với nhiễm nấm vì có dấu hiện khá giống nhau. Vậy Cotton Wool ở cá Koi là bệnh gì? Vì sao cá Koi bị nhiễm bệnh và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây của ISHI KOI FARM sẽ giải đáp cụ thể những câu hỏi này, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Nguyên nhân nào gây ra Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi?

Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi bắt nguồn từ vi khuẩn hình trụ có tên là Columnaris. Columnaris có thể xâm nhập vào bất kỳ bộ phận nào của cá Koi như mang, miệng, các vết thương trên da.

Thông thường, cá Koi có một lớp nhầy bảo vệ để giúp chúng không bị nhiễm ký sinh trùng hoặc nấm. Khi lớp nhầy này bị phá vỡ do cá bị chấn thương, mắc bệnh trước đó hoặc quá trình vận chuyển, xử lý thô bạo thì sẽ tạo điều kiện cho Columnaris tấn công gây bệnh. 

Ngoài ra, môi trường nước kém vệ sinh, ô nhiễm, cá Koi có chế độ ăn không đầy đủ hoặc khâu xử lý và vận chuyển cá không đạt chất lượng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm Columnaris ở cá Koi.

Cotton Wool ở cá Koi do vi khuẩn Columnaris gây ra
Cotton Wool ở cá Koi do vi khuẩn Columnaris gây ra

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh Cotton Wool (Columnaris)

Đúng với tên gọi, Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi gây ra những mảng trắng trên cơ thể cá giống như những sợi bông mỏng. Các triệu chứng khác khi cá Koi mắc bệnh  Cotton Wool (Columnaris):

  • Các mảng mỏng có thể có màu trắng, nâu, rám nắng hoặc xám nhưng phổ biến nhất là màu trắng như bông.
  • Mảng trắng tập trung ở mang, vây, vùng đầu, miệng và mắt của cá Koi.
  • Thỉnh thoảng cá cạ mình nên dễ gây nhầm lẫn với bệnh nhiễm ký sinh trùng.
  • Bệnh lây lan nhanh trên cơ thể và lây cho các cá Koi khác.

Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi thường dễ nhầm lẫn với nhiễm nấm, vì thế để xác định chính xác cá Koi của bạn mắc Cotton Wool hay không thì khi phát hiện các dấu hiệu trên bạn cần mang cá đến bác sĩ thú y. 

Các bác sĩ sẽ gây mê cho cá, lấy mẫu sinh thiết và quan sát dưới kính hiển vi. Nếu là bệnh Cotton Wool thì các vi khuẩn hình thành các đám sợi bông nhỏ, trong khi nấm hình thành các sợi riêng lẻ và khác biệt.

Cotton Wool tạo thành mảng bông trắng trên phần đầu hoặc trên thên cá Koi
Cotton Wool tạo thành mảng bông trắng trên phần đầu hoặc trên thên cá Koi

3. Làm thế nào để điều trị Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi?

Không khó để điều trị Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi. Cách tốt nhất là sử dụng thuốc chống nấm có chứa thành phần phenoxyethanol hoặc tắm muối hạt cho cá. Cụ thể như sau:

  • Cách ly cá Koi bị bệnh ra chậu hoặc tank nước riêng đến khi chữa dứt điểm.
  • Tắm muối hạt với liều lượng 12/1000 trong 2-3 phút. Sau đó 24 giờ lại tắm tiếp. Liên tiếp trong 2 ngày.
  • Trộn thuốc kháng sinh phổ rộng vào thức ăn cho cá ăn.
  • Có thể bôi thuốc kháng nấm và kháng khuẩn có thành phần Gentian Violet vào vết thương giúp cá nhanh khỏi.
  • Chú ý thay nước trong chậu/tank cách ly riêng hàng ngày.

Columnaris rất dễ lây và con đường lây bệnh có thể qua vợt lưới bắt cá, thùng chứa, thực phẩm. Chính vì thế, trong quá trình điều trị bệnh bạn nên sử dụng riêng các loại vật dụng với những chú cá bị bệnh.

Xem thêm: Lợi ích của muối trong hồ cá Koi

4. Cách ngăn ngừa bệnh Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi

Phòng bệnh chính là chìa khóa giúp cho cá Koi của bạn được khỏe mạnh. Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi chính là giữ cho chất lượng nước tốt, duy trì môi trường sống trong lành cho cá. Bên cạnh đó, những biện pháp dưới đây có thể hỗ trợ phòng bệnh Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi:

  • Giảm số lượng cá trong hồ/bể, không nuôi cá với mật độ quá dày để đảm bảo cá có môi trường sống rộng rãi, ít căng thẳng.
  • Giữ cho cá Koi luôn thoải mái, không bị căng thẳng.
  • Cải thiện chất lượng nước bằng cách thay 10-15% nước hàng ngày, hệ thống lọc được nâng cấp đạt chất lượng, tăng độ thoáng khí.
  • Khử trùng và sát khuẩn hồ/bể cá Koi định kỳ 1-3 tháng một lần, đặc biệt là thời điểm giao mua để tiêu diệt các mầm bệnh.
  • Loại bỏ thức ăn thừa hoặc bất kỳ các sinh vật chết nào để không ô nhiễm nguồn nước.
  • Trước khi thả cá Koi mới mua, hãy cách ly để kiểm dịch và dưỡng cá trong 1-2 tuần để đảm bảo cá không mang sẵn mầm bệnh trên cơ thể.
  • Đảm bảo nguồn thức ăn của cá Koi có chất lượng cao, thực phẩm sạch. 
  • Thêm vitamin C, men vi sinh để tăng cường hệ miễn dịch giúp cá chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.
Giữ chất lượng nước tốt, thả cá hợp lý, cho ăn đủ chất để phòng bệnh cho cá
Giữ chất lượng nước tốt, thả cá hợp lý, cho ăn đủ chất để phòng bệnh cho cá

Cotton Wool (Columnaris) ở cá chép Koi có thể đáng sợ nhưng rất dễ chữa trị và hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp nhanh chóng và thích hợp. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có thêm thông tin để bảo vệ những chú cá Koi của mình trước các tác nhân gây bệnh. Nếu bạn muốn tư vấn cụ thể hơn về các bệnh của cá koi hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với ISHI KOI FARM để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

ISHI KOI FARM
Địa chỉ:
 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn