5 nguyên nhân gây stress cho cá Koi và cách khắc phục
Cá Koi bị stress là một trong những lý do khiến cá dễ mắc bệnh, nhiễm ký sinh trùng hoặc hệ miễn dịch suy giảm. Stress ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá Koi. Vậy nguyên nhân gây stress cho cá Koi là gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của ISHI KOI FARM.
1. Nguyên nhân gây stress cho cá Koi
Tuy cá Koi dễ thích nghi với môi trường và dễ nuôi nhưng cũng rất dễ mắc bệnh, nhất là khi môi trường sống và chế độ ăn không đảm bảo. Stress là một trong những bệnh cá Koi dễ mắc phải nhất. Có rất nhiều nguyên nhân gây stress cho cá Koi, dưới đây là 5 nguyên nhân chính:
- Thay đổi môi trường sống đột ngột: Nếu bạn chuyển cá Koi từ hồ cá này sang hồ cá khác một cách đột ngột hoặc thường xuyên thì có thể làm cho cá chưa kịp thích nghi, bị sốc và gây ra stress.
- Ký sinh trùng, vi khuẩn tấn công: Một số ký sinh trùng hoặc vi khuẩn tấn công lên mang, da, vây cá Koi như sán, trùng bánh xe, trùng roi…khiến cá Koi ngứa ngáy khó chịu. Những ký sinh trùng này có thể gây nên bệnh nấm, sán mang, sán da…và làm cho cá bị stress.
- Sự xuất hiện của động vật ăn thịt: Chim, mèo, chuột có thể gây rối cho cá Koi nếu khi thiết kế hồ cá không xây thành cao hoặc không phủ lưới trên mặt hồ. Những động vật này khiến cá Koi bị hoảng sợ và stress.
- Bắt cá bằng vợt: Đây cũng là một nguyên nhân gây stress cho cá Koi. Bắt cá bằng vợt làm cho đàn cá bị sốc và hoảng sợ.
- Chất lượng nước kém: Sống trong môi trường nước kém là nguyên nhân thường gặp nhất khiến cá Koi bị stress. Nhiệt độ, nồng độ pH, hàm lượng oxy không ổn định, amoniac cao đều là nguyên nhân gây stress cho cá Koi.
2. Dấu hiệu cá Koi bị stress
Sau khi biết được nguyên nhân gây stress cho cá Koi thì cần quan sát các dấu hiệu bệnh stress ở cá để có cách khắc phục và phòng bệnh. Khi cá Koi bị stress sẽ có các dấu hiệu sau:
- Nhút nhát, sợ hãi chỗ đông cá, tách dần khỏi đàn cá và bơi riêng lẻ. Bạn có thể quan sát thấy cá bơi xuống dưới đáy hồ, trú ẩn dưới các tảng đá hoặc thiết bị trong hò.
- Phần gốc vây xuất hiện xung huyết.
- Cá kém ăn, bỏ ăn.
- Phản ứng chậm chạp hơn.
3. Cách khắc phục khi các Koi bị stress
Khi phát hiện thấy cá Koi của mình bị stress, bạn có thể điều trị cho cá bằng các cách sau:
- Thay từ từ 25-30% nước, làm sạch hệ thống lọc và các đồ vật trang trí trong hồ/bể cá, loại bỏ tảo, sục thêm khí oxy.
- Thêm 1-3% muối hột vào hồ/bể cá.
- Nếu cá bị nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn thì cần cách ly và điều trị đến khi khỏi bệnh mới thả cá về hồ/bể.
- Ngừng cho cá ăn để hạn chế ô nhiễm nước.
- Nếu hồ cá Koi ngoài trời, cần che chắn kỹ để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Mùa đông tăng nhiệt độ lên 2-3 độ C để làm ấm cho cá.
- Khi cá có biểu hiện stress nặng thì phải cách ly riêng để không ảnh hưởng đến cả đàn cá.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc cá Koi trong mùa đông
4. Phòng ngừa stress cho cá Koi
Cá Koi nếu được chăm sóc đúng cách sẽ phòng tránh được stress. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ cá Koi khỏi các bệnh nguy hiểm, trong đó có stress:
- Dọn sạch hồ nuôi sau khi xây xong bằng cách bón vôi CaCO3, rửa sạch bằng phèn chua hoặc nước muối, phơi nắng 5 ngày để loại bỏ bụi bẩn và diệt mầm bệnh.
- Che chắn hồ cá Koi bằng lưới hoặc xây thành hồ cá cao hơn so với mặt nước nhiều để tránh động vật ăn thịt gây rối cho cá.
- Lựa chọn cá khỏe mạnh, rõ nguồn gốc ngay từ ban đầu. Cá Koi chuẩn nhất là cá Koi thuần chủng nhập khẩu từ Nhật Bản, vừa đảm bảo giống tốt vừa có màu sắc đẹp sắc nét hơn.
- Sau khi bắt cá về phải cách ly, tắm muối hoặc tắm thuốc tím để sát trùng. Cách ly ít nhất 14 ngày để dưỡng cá và loại trừ khả năng cá có mầm bệnh sẵn trong cơ thể.
- Cho cá ăn thức ăn nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, nếu là thức ăn tự chế biến thì phải làm sạch, chế biến chín. Bạn nên cho cá Koi ăn cám chuyên dụng để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tham khảo cám Hikari Nhật Bản cho cá Koi tại đây.
- Không thả cá Koi quá dày để cá có môi trường bơi lội rộng rãi và tránh nồng độ amoniac cao gây stress cá.
- Thay nước thường xuyên, nước trước khi bơm vào phải được diệt khuẩn. Định kỳ khử trùng hồ/bể cá Koi.
Xem thêm: Cách xử lý hồ cá Koi mới xây xong
Cá Koi bị stress có dấu hiệu bỏ ăn, nhút nhát, phản ứng chậm, lâu dần dẫn tới suy giảm sức đề kháng, gầy yếu ảnh hưởng tới sức khỏe và vẻ đẹp của cá Koi. Hy vọng những chia sẻ về nguyên nhân gây stress cho cá Koi cùng với các biện pháp phòng ngừa trên đây giúp bạn chăm sóc cá Koi được tốt hơn.
Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn cách lựa chọn cá Koi, cách chăm sóc và nuôi dưỡng cá Koi, hãy liên hệ ngay với ISHI KOI FARM để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hiện tượng cá Koi nổi đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Cá Koi nổi đầu chính là một trong những hiện tượng thường gặp ở cá Koi và chúng khá là nguy hiểm. Người nuôi cá cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Các bạn hãy cùng ISHI Koi Farm khám phá qua bài viết dưới đây.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN