Tổng hợp 11 câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi
- 1. Độ sâu lý tưởng của hồ Koi là bao nhiêu?
- 2. Câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi – Kích thước hồ Koi
- 3. Câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi – Hồ Koi nên làm bằng vật liệu nào?
- 4. Yêu cầu hệ thống lọc như thế nào?
- 5. Có nên cho muối hột thường xuyên vào hồ Koi không?
- 6. Câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi – Nên nuôi bao nhiêu cá Koi?
- 7. Có nên trồng cây trong hồ Koi không?
- 8. Câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi – Có cần lắp đèn chiếu tia UV không?
- 9. Tại sao cần thiết bị hút mặt và hút đáy?
- 10. Có nên để máy bơm nước chạy 24/24 không?
- 11. Cách vệ sinh và bảo dưỡng hồ Koi
Cá Koi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy và có giá trị thẩm mỹ cao, vì vậy được giới “dân chơi” cá cảnh săn đón. Làm sao để xây hồ cá Koi đẹp là băn khoăn của nhiều người. Trong bài viết này, ISHI KOI FARM sẽ giải đáp 11 câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi, hãy cùng khám phá nhé.
1. Độ sâu lý tưởng của hồ Koi là bao nhiêu?
Độ sâu lý tưởng của hồ Koi là một trong những câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi. Theo các chuyên gia, hồ Koi sâu từ 4-5 feet tương đương 1.4-1.5m là lý tưởng. Tuy nhiên, độ sâu tối thiểu có thể là 0.6-0.9m, tối đa là 2m. Với hồ Koi mini thì độ sâu chỉ cần đạt 0.4-0.6m.
Nếu hồ Koi quá nông thì nhiệt độ nước sẽ biến động nhiều với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của Koi. Còn hồ Koi sâu quá sẽ gây khó khăn cho việc bảo trì hồ nuôi và chăm sóc cá Koi. Hồ Koi sâu cũng đòi hỏi lượng nước nhiều hơn, hệ thống lọc tiêu tốn nhiều điện năng, tốn kém chi phí.
Ngoài ra, nên xây thành hồ Koi cao hơn mặt nước 30-40cm để đảm bảo an toàn cho cá Koi, tránh động vật khác gây hại.
2. Câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi – Kích thước hồ Koi
Kích thước hồ Koi phụ thuộc vào diện tích không gian sân vườn, trong nhà hoặc vị trí đặt hồ.
- Đối với hồ Koi sân vườn: kích thước hồ dài khoảng 7m, rộng 4m là tốt nhất cho hoạt động bơi lội của cá Koi.
- Đối với hồ Koi trong nhà: chiều dài tối thiểu là 2m, chiều rộng từ 0.8-1m.
3. Câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi – Hồ Koi nên làm bằng vật liệu nào?
Một câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi là vật liệu lòng hồ nên chọn xi măng hay trải bạt cao su. Chúng tôi khuyên rằng nên thiết kế hồ bằng xi măng để đảm bảo an toàn và cá Koi sẽ được sinh trưởng phát triển tốt nhất. Nhưng nếu bạn không nuôi cá Koi lâu dài và có ngân sách eo hẹp thì sử dụng bạt cao su lót lòng hồ sẽ tiết kiệm hơn.
- Xây hồ trải bạt: Tiết kiệm chi phí, thi công đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trải bạt cao su lòng hồ thì nên thêm 1 lớp vữa mỏng lên lớp đất rồi mới trải bạt để ngăn rễ cây hoặc các động vật khác dưới lòng đất làm hỏng lòng hồ.
- Xây hồ xi măng: Hồ Koi bằng xi măng được nhiều dân chơi cá Koi lựa chọn vì độ bền cao, tính thẩm mỹ cao và an toàn cho cá hơn. Khi xây hồ xi mắng bạn nên sơn màu đen hoặc màu sẫm như xanh rêu, xanh đen sẽ giúp cá Koi mau lớn hơn. Lòng hồ sẫm màu cũng làm nổi bật màu sắc rực rỡ của những chú Koi, tính thẩm mỹ cao hơn và giúp bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cá Koi.
Xem thêm: Cách nuôi cá Koi trong hồ xi măng khỏe và đẹp
4. Yêu cầu hệ thống lọc như thế nào?
Hệ thống lọc vô cùng quan trọng trong hồ cá Koi, ảnh hưởng đến sự sống và sự phát triển của Koi. Hệ thống lọc chất lượng cao, tương thích với diện tích hồ sẽ đảm bảo nguồn nước sạch cho cá, hạn chế bệnh tật.
Tùy thuộc vào kích thước hồ Koi và số lượng cá mà chọn bộ lọc phù hợp. Ví dụ, nếu hồ diện tích nhỏ, số lượng Koi ít mà chọn bộ lọc quá lớn sẽ lãng phí, tốn chi phí. Còn nếu hồ lớn, nhiều cá mà hệ thống lọc công suất thấp thì không đảm bảo lọc được nguồn nước sạch cho cá.
Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp hệ thống lọc thô với lọc vi sinh. Hệ thống lọc thô sẽ giữ rác thải, lá cây, bụi đất còn hệ thống lọc vi sinh xử lý chất lượng nước. Kết hợp 2 hệ thống lọc này giúp nguồn nước trong hồ Koi luôn trong sạch, không mùi.
5. Có nên cho muối hột thường xuyên vào hồ Koi không?
Muối hột rất tốt cho sức đề kháng của cá Koi. Muối cũng giúp sát trùng, diệt khuẩn hồ Koi. Tuy nhiên sử dụng muối hột phải đúng liều lượng và đúng cách, không cho quá nhiều và quá thường xuyên vì có thể gây bỏng cá. Cách sử dụng muối hột cho hồ Koi:
- Sử dụng nồng độ muối 0.5% để loại bỏ ký sinh trùng, thích hợp khi vận chuyển cá hoặc tắm muối cho cá Koi.
- Nếu cá Koi bị nhiễm ký sinh trùng thì tắm muối cho cá với nồng độ 0.3-0.5%.
- Với nồng độ muối 0.2-0.4% thì bạn có thể sử dụng lâu dài. Nhưng nhớ mỗi lần thay nước cần cho muối mới để cân bằng lại nồng độ muối cho cá phát triển.
Xem thêm: Lợi ích của muối và mẹo sử dụng muối trong hồ cá Koi
6. Câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi – Nên nuôi bao nhiêu cá Koi?
Tùy thuộc và diện tích hồ mà bạn lựa chọn loại cá và thả với mật độ phù hợp. Thông thường, 1 chú cá Koi kích thước từ 30cm trở lên thì cần 1m3 nước. Như vậy nếu hồ 10m3 thì có thể nuôi 8-9 chú Koi. Nếu cá kích cỡ nhỏ hơn thì có thể nuôi dày hơn, ví dụ: cá Koi 15cm với hồ 10m2 thì nuôi được khoảng 20 con, cá Koi mini kích cỡ 10cm thì nuôi 30-35 con…
Nếu không gian hồ nhỏ hoặc hồ Koi mini thì chỉ nên thả cá kích cỡ nhỏ, cá Koi mini với số lượng ít để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, tránh sốc cá và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá Koi.
7. Có nên trồng cây trong hồ Koi không?
Có nên trồng cây trong hồ Koi không cũng là câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi. Bạn có thể trồng cây thủy sinh như cây tiêu thảo, cây cỏ năng, hoa sen, hoa súng để ngăn chặn sự phát triển của rong tảo hút hết oxy của cá Koi. Tuy nhiên không trồng quá nhiều vì cá Koi sẽ phá cây gây ô nhiễm nguồn nước.
Không nên trồng cây sắc nhọn, to vì sẽ tạo ra vật cản khi cá bơi lội sẽ cọ vào cây này làm tổn thương da như tróc vảy, tróc da, sứt đuôi…gây mất đi vẻ đẹp của cá và tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công.
Ngoài ra, nếu hồ Koi sân vườn thì bạn nên trồng cây xung quanh hồ để tạo bóng mát vào mùa hè. Ví dụ như cây si, cây tùng, cây liễu rủ, cây dừa…vì những cây này ít rụng lá, sạch sẽ, ít gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Những cây này cũng mang nét đẹp thơ mộng, sang trọng, tăng thêm phần thu hút cho hồ cá Koi.
Xem thêm : Top những mẫu thiết kế hồ cá Koi đẹp được ưa chuộng nhất
8. Câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi – Có cần lắp đèn chiếu tia UV không?
Đèn chiếu tia UV có tác dụng ngăn chặn tảo, diệt tảo, diệt nấm, ký sinh trùng làm nước trong và sạch hơn. Trong ánh nắng mặt trời có tia UV diệt khuẩn nhưng thêm đèn UV giúp nâng cao hiệu quả diệt khuẩn.
Nếu hồ cá Koi được đặt ở sân vườn hoặc ngoài sân đã đảm bảo đủ ánh sáng mặt trời tự nhiên, đủ tia UV cần thiết cho cá. Nhưng nếu hồ Koi trong nhà như dưới chân cầu thang thì ánh sáng mặt trời không chiếu tới, lúc này bạn cần lắp đèn chiếu tia UV cho hồ Koi. Lựa chọn đèn UV phù hợp với thể tích hồ Koi, thường dùng đèn công suất 5-7W cho 1m3 nước.
9. Tại sao cần thiết bị hút mặt và hút đáy?
Các thiết bị hút mặt và hút đáy rất cần thiết cho hồ cá Koi, nhất là hồ Koi ngoài trời. Hai thiết bị này đảm bảo vệ sinh trong hồ cá Koi, giữ cho nguồn nước luôn trong sạch, loại bỏ rác thải, cặn bẩn, phân của cá Koi.
- Thiết bị hút mặt giúp vệ sinh cặn bẩn, chất thải trên mặt hồ như thức ăn thừa, lá cây, rác, váng bọt…
- Thiết bị hút đáy làm sạch phần đáy hồ như phân cá, cát bẩn đọng xuống đáy hồ…
10. Có nên để máy bơm nước chạy 24/24 không?
Máy bơm giúp cho cá Koi luôn được cung cấp nước sạch nhanh chóng, điều tiết lượng nước trong hồ. Không chỉ vậy, máy bơm tương thích với hồ Koi sẽ giúp cung cấp oxy thường xuyên cho cá Koi. Máy bơm hồ Koi cũng có tác dụng như tạo dòng chảy, tạo sóng nước, điều hòa oxy hòa tan…Lựa chọn máy bơm có dung tích phù hợp với hồ Koi:
- Hồ Koi có dung tích 1-3m3: dùng 1 máy bơm và xả nước về hồ chính có lưu lượng bơm 1 giờ = 3 lần thể tích hồ.
- Hồ Koi có dung tích >5m3: dùng máy bơm có công suất từ 20-35m3/giờ. Đảm bảo 1h đảo nước ít nhất 3 lần.
- Hồ Koi có dung tích >10m3: Hồ Koi diện tích lớn vì thế cần dùng nhiều máy bơm cùng lúc để lượng nước bơm vào liên tục, đảo đều, cung cấp đủ oxy cho cá Koi.
11. Cách vệ sinh và bảo dưỡng hồ Koi
Để đảm bảo an toàn cho cá Koi trong quá trình sinh sống, vệ sinh cá Koi bắt đầu ngay từ khâu xử lý hồ sau khi xây xong. Vì sau khi xây, hồ Koi đọng lại xi măng, bụi đất, vật liệu xây dựng vì thế cần vệ sinh sạch sẽ, ngâm hồ bằng phèn chua hoặc muối hột rồi phơi nắng 5 ngày để diệt khuẩn và hết mùi xi măng.
Xem thêm chi tiết 4 bước xử lý hồ Koi sau khi xây an toàn và hiệu quả
Cách vệ sinh và bảo dưỡng hồ Koi như sau:
- Dùng vợt hoặc máy hút chuyên dụng hút thức ăn thừa, rác thải nổi trên mặt nước, đất đá lắng trong hồ.
- Xả nước và thay toàn bộ nước mới. Nước mới cần khử Clo và diệt khuẩn trước khi bơm.
- Xả cặn tại khoang đầu tiên của hệ thống lọc hàng tuần.
- Cạo sạch rêu tảo bám ở thành hồ, tường và đáy hồ Koi.
- 2 tháng 1 lần kiểm tra và vệ sinh các thiết bị như máy bơm, máy lọc, tiểu cảnh trang trí như cây, đá,…để loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn.
Trên đây là 11 câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi và những giải đáp chi tiết từ ISHI KOI FARM. Hy vọng bài viết giúp bạn nắm rõ kiến thức cần thiết trước khi sở hữu 1 hồ cá Koi phong cách độc đáo theo ý muốn. Nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề nào khác, hãy liên hệ hotline để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhanh chóng tin tức, kiến thức chăm sóc cá Koi, dịch vụ hiện có và báo giá nhé.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hiện tượng cá Koi nổi đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Cá Koi nổi đầu chính là một trong những hiện tượng thường gặp ở cá Koi và chúng khá là nguy hiểm. Người nuôi cá cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Các bạn hãy cùng ISHI Koi Farm khám phá qua bài viết dưới đây.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN