Những điều cần biết khi nuôi cá Koi trong bể kính
- 1. Sự khác biệt giữa nuôi cá Koi trong bể kính và bể xi măng
- 2. Những lưu ý khi nuôi cá Koi trong bể kính
- 2.1. Chất liệu bể kính
- 2.2. Nguồn nước nuôi cá Koi trong bể kính
- 2.3. Cách thay nước cho bể kính
- 2.4. Cách thả cá Koi vào bể kính
- 2.5. Ánh sáng, nhiệt độ và oxy cho bể cá Koi
- 2.6. Lựa chọn thức ăn khi nuôi cá Koi trong bể kính
- 2.7. Tiểu cảnh trang trí
- 2.8. Lựa chọn loại cá Koi
- 2.9. Phòng bệnh cho cá Koi
Không ít người đam mê vẻ đẹp của cá Koi, muốn sở hữu và nuôi chúng làm cảnh. Nhưng vì diện tích không gian nhà nhỏ hoặc không có sân vườn và điều kiện kinh tế chưa cho phép để làm hồ rộng nuôi cá. Chính vì thế nhiều người lựa chọn nuôi cá Koi trong bể kính, vừa tiết kiệm diện tích vừa thỏa mãn đam mê yêu thích cá Koi của mình. Theo dõi bài viết dưới đây của ISHI KOI FARM để có thêm kiến thức về những điều cần biết khi nuôi Koi trong bể kính nhé!
1. Sự khác biệt giữa nuôi cá Koi trong bể kính và bể xi măng
Nuôi cá Koi trong bể kính và bể xi măng về cơ bản khác nhau ở kích thước, vật liệu làm bể. Nếu như bể/hồ xi măng được xây dựng chắc chắn bằng bê tông cốt thép, gạch và xi măng thì bể kính được làm từ các vách kính. Ngoài ra giữa bể kính và bể xi măng còn có những sự khác biệt như sau:
- Bể kính giới hạn về diện tích, kích thước, thể tích còn bể xi măng có thể làm rộng, sâu, đặt ở ngoài trời.
- Dù nuôi cá Koi trong bể kính hay bể xi măng thì kích thước bể cũng nên từ 1.2m trở lên. Đây là kích thước tối thiểu để cá Koi sinh sống và thoải mái bơi lội.
- Bể xi măng có diện tích lớn và kết cấu chắc chắn hơn nên có thể thoải mái trang trí phụ kiện, cây cảnh, hòn non bộ…Còn bể kính có thể trang trí bằng đá, sỏi, cây nhỏ.
- Bể kính được làm từ kính cường lực còn bể xi măng được xây dựng bằng gạch, xi măng, bê tông cốt thép.
- Bể nuôi cá Koi bằng kính giúp tiết kiệm diện tích hơn, phù hợp với những ngôi nhà có diện tích hạn chế hoặc không có diện tích ngoài trời.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách làm hệ thống lọc tràn trên cho bể cá Koi bằng kính
2. Những lưu ý khi nuôi cá Koi trong bể kính
Dù nuôi cá Koi trong bể kính hay bể nào thì cũng cần đảm bảo đủ diện tích cho cá bơi lội, phát triển. Đặc biệt với bể kính thì cần chú ý đến ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước…Dưới đây là những lưu ý cụ thể khi nuôi Koi trong bể kính:
2.1. Chất liệu bể kính
Để đảm bảo an toàn, bể cá Koi bằng kính nên được làm từ kính cường lực dày 10mm trở lên. Kính cường lực dày chịu được áp suất nước lớn. Kính quá mỏng sẽ không bền lâu dài, dễ vỡ và nguy hiểm.
2.2. Nguồn nước nuôi cá Koi trong bể kính
Nguồn nước chính là yếu tố quan trọng nhất khi nuôi cá Koi vì cá Koi ưa sống trong môi trường trong lành, sạch sẽ. Nước nuôi cá Koi phải đảm bảo sạch, không nhiễm kim loại, chất độc, có mùi hóa chất, clo…Có 3 nguồn nước bạn có thể dùng cho bể Koi, cụ thể như sau:
- Nguồn nước máy: Phần lớn nuôi cá Koi trong bể kính sử dụng nước máy. Vì vậy bạn cần xử lý khử Clo trong nước máy rồi mới bơm vào bể cá Koi. Để khử Clo, bạn cho nước vào chậu hoặc xô sạch, sau đó phơi nắng 1 ngày. Nếu không có thời gian thì bạn dùng dung dịch khử Clo mua ở cửa hàng cá Koi. Nhỏ 5 giọt cho 20 lít nước, sau 5 phút là có thể cho vào bể kính nuôi Koi. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là phơi nước, không nên lạm dụng dung dịch khử Clo.
- Nguồn nước giếng: Nước giếng thường có độ pH và hàm lượng oxy thấp. pH chỉ khoảng 4.5. Một số nơi nước giếng còn có thể bị nhiễm phèn nặng nên người nuôi cần xử lý thật kỹ. Để xử lý, bạn cho nước giếng vào bể chứa, sục khí oxy mạnh, thêm vụn san hô vào bộ lọc để tăng pH và oxy. Nước giếng bị nhiễm phèn thì bạn cho than hoạt tính (liều lượng than hoạt tính = ⅓ thể tích bồn chứa nước) vào để khử.
- Nguồn nước mưa: Nước mưa phù hợp khi nuôi cá Koi vào mùa hè bởi nhiệt độ nước mưa mát lạnh. Nước mưa có pH thấp nên cách xử lý cũng như nước giếng. Nhưng nước mưa làm cho bể Koi nhanh có rêu tảo nên hạn chế sử dụng.
2.3. Cách thay nước cho bể kính
Thông thường bể kính nuôi cá Koi có dung tích không quá lớn, việc thay nước sẽ dễ dàng hơn.
- Không thay hết toàn bộ nước trong bể mà chỉ thay 30-50% nước cũ.
- Sử dụng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước bằng tay để hút thức ăn thừa, chất bẩn, cặn bã dưới đáy bể kính.
- Sau đó thêm từ từ nước sạch mới để cá thích nghi dần, hạn chế tình trạng cá bị sốc.
Bên cạnh đó, hạn chế di chuyển cá Koi từ bể này sang bể khác vì cá có thể bị sốc, stress do thay đổi môi trường sống đột ngột.
2.4. Cách thả cá Koi vào bể kính
Để cá Koi luôn khỏe mạnh thì ngay từ khi mới mua cá về bạn cần thả cá đúng cách. Khi mua cá, bạn nên hỏi độ pH, nhiệt độ ở nơi bán cá hiện tại là bao nhiêu, kiểm tra các nồng độ ở bể cá nhà mình để điều chỉnh cho phù hợp. Việc này hạn chế tình trạng Koi bị sốc và giúp Koi dễ thích nghi hơn. Cách thả Koi vào bể kính:
- Ngâm túi cá Koi mới mua về trong bể khoảng 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ.
- Mở miệng túi, múc 1 ít nước từ bể vào túi cá.
- Hạ miệng túi cá xuống gần bể kính, lùa từ từ cá Koi vào bể. Tuyệt đối không đổ mạnh cả cá Koi và toàn bộ nước trong túi vào bể cá.
2.5. Ánh sáng, nhiệt độ và oxy cho bể cá Koi
Bể cá Koi bằng kính thường được đặt ở trong nhà và điểm hạn chế là thiếu ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng mặt trời tự nhiên sẽ giúp cá Koi có sức đề kháng tốt và lên màu đẹp hơn. Dưới đây là những lưu ý về ánh sáng, nhiệt độ và oxy khi nuôi cá Koi trong bể kính:
- Ánh sáng: Bể kính đặt trong nhà thì cần đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên thì càng tốt. Nếu không có vị trí có ánh sáng chiếu tới thì sử dụng đèn nhân tạo. Có thể bật đèn ít hơn 8 tiếng/ ngày và tắt vào ban đêm để cá nghỉ ngơi. Tránh để bể cá nơi tối tăm, bí, không thoáng khí vì lâu ngày sẽ làm cá bị bệnh, không lên màu đẹp.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho bể nuôi cá Koi bằng kính là 26 – 28 độ C. Sử dụng nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ nước, sử dụng sưởi nhiệt cho hồ Koi nếu vào mùa đông ở miền Bắc.
- Oxy: Sục khí oxy cho bể cá Koi thường xuyên 24/24h.
2.6. Lựa chọn thức ăn khi nuôi cá Koi trong bể kính
Cá Koi rất dễ nuôi và dễ ăn. Chúng ăn tạp nhiều loại thức ăn. Bạn có thể tự chế biến từ nguồn thực phẩm tươi như trùng huyết, tôm, tép, nhộng tằm, rau diếp, dưa hấu…Hoặc sử dụng thức ăn sẵn dạng cám từ các thương hiệu của Nhật Bản, Trung Quốc hoặc Việt Nam…Bạn có thể tham khảo cám Hikari cho cá Koi tại đây.
Ngoài ra, cần chú ý đến cách cho cá Koi ăn để chúng phát triển tốt nhất:
- Mùa xuân, mùa thu: Chỉ có ăn 1 lần/ngày.
- Mùa hè nóng: Cho cá ăn 2 – 3 lần/ngày.
- Mùa đông lạnh: 2 – 3 ngày cho cá ăn 1 lần. Nếu nhiệt độ giảm xuống 7 – 8 độ C thì ngừng cho cá ăn vài ngày. Đợi khi nhiệt độ tăng ấm hơn thì cho ăn 2 – 3 ngày/ lần.
- Khung giờ cho cá ăn tốt nhất: Sáng từ 7h30-10h, chiều từ 16h-21h30. Không cho cá ăn vào sáng sớm và tối muộn vì khi này hàm lượng oxy xuống thấp nhất không tốt cho cá Koi.
2.7. Tiểu cảnh trang trí
Nếu diện tích bể kính vừa và lớn thì bạn thêm cây thủy sinh, rải sỏi hoặc đá san hô để bể cá Koi thêm sinh động. Một số cây thủy sinh phù hợp trong bể cá Koi là rong tản sừng hươu, tiêu thảo lá nhăn, la hán xanh…
2.8. Lựa chọn loại cá Koi
Nếu bạn là người mới chơi cá Koi thì bạn nên chọn cá Koi F1 hoặc cá Koi Việt để nuôi. Vì khi chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi Koi mà đã nuôi cá Koi Nhật thì có thể sẽ lãng phí. Nên nuôi Koi F1 hoặc Việt đến khi thành công thì sau đó nuôi cá Koi Nhật nhập khẩu.
Nếu bạn là dân chơi Koi chuyên nghiệp thì nên chọn cá Koi Nhật nhập khẩu. Bởi cá Koi Nhật đạt độ hoàn hảo về màu sắc, hình dáng và dễ nuôi nhất. Cá Koi Nhật nhập khẩu có màu sắc đậm, rõ nét, hoa văn đẹp, hình dáng và dáng bơi uyển chuyển nhanh nhẹn. Cá Koi thuần chủng cũng đảm bảo sức khỏe, dễ nuôi và thân thiện hơn.
2.9. Phòng bệnh cho cá Koi
Trong quá trình nuôi cá Koi trong bể kính sẽ không tránh khỏi lúc cá bị nhiễm bệnh. Lúc này cần có tank hoặc chậu nước riêng để cách ly cá bị bệnh và điều trị triệt để. Vì phòng bệnh hơn chữa bệnh nên bạn có thể áp dụng những cách phòng bệnh cho cá Koi như sau:
- Vệ sinh bể nuôi nuôi cá Koi trong bể kính định kỳ.
- Thay nước thường xuyên. Khử trùng, phơi nước trước khi thêm vào bể cá.
- Chọn giống cá khỏe mạnh, đẹp, rõ nguồn gốc xuất xứ. Nên lựa chọn cơ sở bán cá Koi uy tín, có quy trình kiểm dịch và cách ly nghiêm ngặt.
- Cho cá Koi ăn vừa phải, không cho ăn nhiều để tránh dư thừa thức ăn trong bể, gây ô nhiễm nước.
- Sử dụng men vi sinh AOcare Control để làm sạch nước, hạn chế số lần thay nước. Ngoài ra AOcare Control còn khử nitrit, nitrat và bổ sung lợi khuẩn, vi chất cho cá Koi.
- Thêm vitamin C, kháng sinh cho cá Koi vào thời điểm giao mùa để tăng cường đề kháng, hạn chế mắc bệnh.
Xem thêm chi tiết: Các bệnh thường gặp ở cá Koi và cách điều trị
Trên đây là toàn bộ những điều cần lưu tâm khi nuôi cá Koi trong bể kính. Hy vọng thông tin trên bài viết giúp bạn có thêm kiến thức khi lựa chọn và nuôi cá Koi. Nếu bạn đang tìm địa chỉ bán cá Koi Nhật nhập khẩu chất lượng, uy tín, hãy liên hệ ngay với ISHI KOI FARM qua hotline 1900 3079 để được tư vấn cụ thể hơn. Thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật liên tục tin tức, kiến thức nuôi cá Koi, báo giá và các dịch vụ hiện có khác.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Địa Điểm Mua Cá Koi Uy Tín, Chất Lượng Tại Quảng Bình | IshiKoi Farm
Tìm kiếm địa điểm mua cá Koi đẹp, khỏe mạnh tại Quảng Bình? IshiKoi Farm là lựa chọn tốt với đa dạng giống cá Koi Nhật, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.
Địa Điểm Mua Cá Koi Uy Tín, Chất Lượng Tại Quảng Ngãi| IshiKoi Farm
Tìm kiếm địa điểm mua cá Koi đẹp, khỏe mạnh tại Quảng Ngãi? IshiKoi Farm là lựa chọn tốt với đa dạng giống cá Koi Nhật, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN