Khám phá kiến thức nuôi cá Koi cơ bản cho người mới bắt đầu
- 1. Tổng quan về cá chép Koi
- 1.1. Nguồn gốc
- 1.2. Đặc điểm
- 2. Kiến thức nuôi cá Koi mau lớn, khỏe mạnh và lên màu đẹp
- 2.1. Kiến thức nuôi cá Koi – Chọn giống cá Koi tốt
- 2.2. Kiến thức nuôi cá Koi – Điều kiện hồ nuôi
- 2.3. Cách xử lý hồ Koi mới xây và thay nước
- 2.4. Cách ly cá Koi trước khi thả vào hồ nuôi
- 2.5. Lựa chọn thức ăn và cho cá ăn đúng cách
- 2.6. Kiến thức nuôi cá Koi – Phòng bệnh cho cá Koi
- 2.7. Kiến thức nuôi cá Koi vào mùa hè
- 2.8. Kiến thức nuôi cá Koi vào mùa đông
- 2.9. Kiến thức nuôi cá Koi vào mùa mưa
Mang trong mình những màu sắc và vẻ đẹp độc đáo, cá Koi dần trở thành dòng cá chép được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biến cách nuôi cá Koi để cá mau lớn, khỏe mạnh và lên màu đẹp, đặc biệt là với người mới chơi cá Koi. Trong bài viết này, ISHI KOI FARM sẽ chia sẻ những kiến thức nuôi cá Koi cơ bản nhưng cũng quan trọng nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
1. Tổng quan về cá chép Koi
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu kiến thức nuôi cá Koi để cá phát triển khỏe mạnh thì hãy tìm hiểu sơ lược và dòng cá chép đặc biệt này nhé.
1.1. Nguồn gốc
Khi nhắc đến cá Koi, hầu hết mọi người đều cho rằng chúng bắt nguồn từ Nhật Bản. Nhưng trên thực tế, Koi bắt nguồn từ Trung Quốc và được nuôi để là thực phẩm chứ không phải làm cảnh. Tuy nhiên, Nhật Bản lại được biết đến như “cái nôi” của cá Koi bởi khi Koi du nhập sang Nhật Bản, người Nhật đã lai tạo nên những chú Koi đẹp đẽ như hiện nay. Và chỉ có đất nước mặt trời mọc mới có thể lai tạo và nhân giống được những chú cá Koi có màu sắc đẹp và độc đáo nhất.
Mãi đến năm 1914 cá Koi mới được biết đến rộng rãi thông qua triển lãm cá Koi đầu tiên tại Tokyo, Nhật Bản. Từ đây cá Koi trở thành biểu tượng của Nhật Bản và phát triển mạnh mẽ ngày càng được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới.
1.2. Đặc điểm
Cá Koi là cá chép có họ hàng gần với cá vàng. Hiện nay có khoảng 24 giống cá Koi với nhiều màu sắc khác nhau. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của cá Koi:
- Màu sắc: đa dạng, đơn sắc hoặc phối màu xen kẽ hài hòa như đỏ – trắng, đen – trắng, đen – đỏ – trắng, ánh kim, vàng – đen…
- Hình dáng: cân đối, bụng mập nhưng toàn thân vẫn thuôn dài duyên dáng.
- Kích thước: đa dạng, 10cm, 15cm, 17cm, 20cm…và cá Koi có thể lên tới chiều dài hơn 1m.
- Tuổi thọ: 25-35 tuổi, nếu được chăm sóc kỹ lưỡng có thể lên tới 70 và hơn 100 năm tuổi.
- Tập tính sinh sản: Sau khoảng 1 năm tuổi cá Koi sẽ đẻ trứng. Cá Koi 2-3 năm tuổi đẻ từ 150.000-200.000 trứng mỗi lứa.
2. Kiến thức nuôi cá Koi mau lớn, khỏe mạnh và lên màu đẹp
Cá Koi là cá chép có màu sắc độc đáo và có giá trị cao. Vì thế, bất kỳ người nuôi cá Koi cũng muốn chúng mau lớn, khỏe mạnh và lên màu đẹp. Dưới đây là những kiến thức nuôi cá Koi cơ bản nhưng là quan trọng nhất:
2.1. Kiến thức nuôi cá Koi – Chọn giống cá Koi tốt
Giống cá Koi tốt quyết định đến 50% sự phát triển và sinh trưởng ổn định của cá sau này. Hiện nay trên thị trường có 3 loại cá Koi chính đó là cá Koi thuần chủng nhập khẩu từ Nhật Bản, cá Koi F1 và cá Koi Việt. Chắc chắn rằng cá Koi nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí màu sắc, hình dáng đẹp và sức khỏe. Khi chọn cá Koi bạn nên:
- Chọn cá có thân hình cân đối, thuôn dài, da cá mịn màng, không tật lỗi
- Các màu trên thân cá sắc nét, đậm màu, đường ranh giới màu rõ ràng.
- Phần vây dày và đục, ánh sáng không xuyên qua được.
- Dáng bơi nhanh nhẹn, thẳng và khỏe.
- Lựa chọn địa chỉ bán cá Koi Nhật uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được nhiều khách hàng đánh giá cao.
Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ bán cá Koi Nhật nhập khẩu với giá tốt nhất
2.2. Kiến thức nuôi cá Koi – Điều kiện hồ nuôi
Điều kiện hồ nuôi cá là một trong những kiến thức nuôi cá Koi cơ bản nhất. Một hồ nuôi được thiết kế chuẩn mực, nước trong sạch, hệ thống lọc tốt, sục khí oxy đầy đủ sẽ cung cấp môi trường sống lý tưởng cho sự phát triển của Koi. Hồ nuôi cá Koi đạt chuẩn gồm;
- Kích thước: Phù hợp không gian, số lượng và kích thước cá Koi.
- Mật độ thả cá: Lý tưởng là 1 chú Koi/m3. Nếu cá Koi mini nhỏ thì có thể dày hơn với 2-3 con/m3. Không thả cá quá đông vì làm giảm chất lượng hệ sinh thái và gây stress cho cá.
- Mực nước: Tối thiểu là 60cm với cá Koi kích cỡ nhỏ và 80cm-1.2m đối với cá Koi trưởng thành kích thước lớn.
- Chất lượng nước: Phải luôn luôn được lọc sạch sẽ. Nhiệt độ nước từ 20-27 độ C, độ pH 7-7.5, hàm lượng oxy tối thiểu 2.5mg/l, nồng độ muối 0.3-0.5%.
- Hệ sinh thái hồ Koi: Có thể trồng cây thủy sinh như hoa sen, hoa súng, cây dương xỉ, lục bình, bèo cái…Nhưng cần cân đối số lượng để tránh cây hút hết oxy của cá hoặc cá phá cây gây ô nhiễm nước.
2.3. Cách xử lý hồ Koi mới xây và thay nước
Hồ Koi sau khi xây xong chứa nhiều bụi đất, vật liệt xây dựng, mùi xi măng…vì thế cần dọn dẹp sạch, xả nước 2-3 lần, phơi nắng hồ 5 ngày cho khô ráo. Có thể dùng muối hột hoặc phèn chua để ngâm diệt khuẩn.
Chi tiết 4 bước xử lý hồ Koi mới xây đơn giản và hiệu quả
Thay nước hồ Koi cần thực hiện định kỳ 2 ngày 1 lần. Khi thay nước cần thoát nước từ từ và chỉ thoát 25-30% nước trong hồ. Khi bơm nước mới thì cần cân bằng các chỉ số thiết yếu. Nước mới cần khử Clo, lọc bằng than hoạt tính hoặc phơi nắng 2-3 ngày trước khi đưa vào hồ nuôi.
2.4. Cách ly cá Koi trước khi thả vào hồ nuôi
Kiến thức nuôi cá Koi cần đặc biệt lưu ý công việc cách ly và dưỡng cá mới mua trước khi thả vào hồ. Quá trình vận chuyển cá cần nhẹ nhàng, từ từ, không làm trầy xước hoặc tổn thương cá. Các bước cách ly cá Koi:
- Chuẩn bị tank nước cách ly, bơm nước và sục nước.
- Lấy túi nilon cá Koi ngâm vào tank nước cách ly để cân bằng nhiệt độ.
- Lấy nước từ tank cách ly pha với thuốc tím lượng 1g/20l rồi tắm cá 3-4 phút.
- Lùa cá nhẹ nhàng vào tank nước cách ly và quan sát trong 14 ngày.
- Sau 14 ngày cá Koi khỏe mạnh, bơi lội hoạt động bình thường thì thả cá vào hồ nuôi.
- Sau khi thả vào hồ nuôi không cho cá ăn ít nhất 2 ngày.
2.5. Lựa chọn thức ăn và cho cá ăn đúng cách
Cá chép Koi ăn tạp nhưng cũng khá kén chọn chất lượng. Tức là thức ăn cần phải sạch sẽ chế biến chín, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và chú ý đến vitamin để cá khỏe mạnh, đề kháng tốt.
Lựa chọn thức ăn chất lượng
Nguồn thức ăn dinh dưỡng cho cá Koi mà bạn có thể sử dụng là thức ăn tự chế biến như rau diếp, tôm, tép, sò, nhộng tằm…hoặc thức ăn chế biến sẵn dạng viên hoặc cám. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển cá Koi có thể ăn những loại thức ăn khác nhau:
- Cá Koi 3 ngày tuổi: Chúng ăn bobo, sinh vật phù du, bột đậu nành pha loãng, lòng đỏ trứng chín.
- Cá Koi 15 ngày tuổi: Ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng…
- Cá Koi 30 ngày tuổi: Khi này cá Koi ăn giống cá trưởng thành như giun, ốc, ấu trùng, bã đậu, tôm, tép, trùng huyết, cám…
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cám cá Koi cung cấp đủ dưỡng chất, vitamin cho cá Koi. Một số thương hiệu cám cá Koi nổi tiếng như Hikari Daily, Mega Balance, Saki Hikari Growth…Ngoài ra, để cá Koi lên màu đẹp sắc nét nhất, bạn cần bổ sung thức ăn chứa nhiều protein như tôm, nhộng tằm, tép…Bạn có thể tham khảo cám cá Koi lên màu Mega Spirulina
Cho cá Koi ăn đúng cách
Để cá Koi mau lớn, phát triển khỏe mạnh thì cần hiểu rõ tập tính ăn của chúng. Từ đó đưa ra chế độ ăn phù hợp.
- Khẩu phần ăn: 5% tổng trọng lượng cơ thể.
- Tần suất cho cá ăn: 1-2 lần/ngày
- Thời gian lý tưởng: 8-10h, 16h-21h. Không cho cá ăn vào sáng sớm hoặc đêm muộn khi hàm lượng oxy hòa tan xuống thấp nhất. Khi trời nắng nóng hoặc mưa lạnh cũng không nên cho cá Koi ăn.
2.6. Kiến thức nuôi cá Koi – Phòng bệnh cho cá Koi
Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh để cá luôn sinh trưởng và phát triển tốt. Các bệnh thường gặp khi nuôi cá Koi là rận cá, nấm mang, sán da, sán mang, đốm trắng, thối đuôi, xù vảy…Dưới đây là kiến thức nuôi cá Koi phòng bệnh hiệu quả:
- Mua giống cá tốt, khỏe mạnh từ những địa chỉ bán cá rõ nguồn gốc, uy tín.
- Thiết kế hồ Koi có hệ thống lọc chuẩn mực.
- Thường xuyên vệ sinh hồ nuôi, các thiết bị như máy lọc, máy bơm và phụ kiện trang trí trong hồ như đá, lá cây, sỏi…
- Chủ động trang bị bộ test độ pH, nhiệt độ, máy đo để có thể thường xuyên kiểm tra và xử lý nếu có những thay đổi đột ngột.
- Cách ly và dưỡng cá Koi đúng chuẩn trước khi thả vào hồ.
- Thay nước định kỳ, khử trùng, phơi nước.
- Tăng cường men vi sinh AOcare Control để cải thiện chất lượng nước, khử chất độc, bổ sung lợi khuẩn, vi sinh vật có lợi và dưỡng chất cần thiết.
- Thêm vitamin C tăng cường hệ miễn dịch cho cá để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.
2.7. Kiến thức nuôi cá Koi vào mùa hè
Mùa hè ở nước ta nhiệt độ lên cao, thời tiết oi bức tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi phát triển. Chưa kể, lượng oxy trong nước giảm đi đáng kể, nhiệt độ nước tăng lên cao. Kiến thức nuôi cá Koi vào mùa hè cơ bản như sau:
- Sục khí oxy mạnh, nên thiết kế dòng chảy cho nước như thác nước, nước đổ để tăng lưu lượng nước, đảm bảo nồng độ oxy hòa tan.
- 2-3 ngày thay nước 1 lần.
- Cho cá ăn thức ăn nhiều protein hơn bình thường. Khẩu phần ăn 1-3% trọng lượng cơ thể, 2-3 lần/ngày. Thêm chất xơ, vitamin C, trái cây để hệ miễn dịch của cá tốt.
- Bổ sung nước vì nhiệt độ nắng nóng dẫn tới bay hơi nước. Khử clo nước trước khi cho vào hồ.
- Chiếu đèn UV khử khuẩn, khử độc, diệt nấm trong hồ Koi.
- Che chắn hồ kỹ càng, trồng cây xanh xung quanh nếu hồ ở ngoài trời để tránh nắng chiếu trực tiếp gây hại cho cá Koi.
Bạn nên đọc: Lưu ý khi chăm sóc cá Koi trong mùa hè
2.8. Kiến thức nuôi cá Koi vào mùa đông
Mùa đông nhiệt độ giảm xuống tỷ lệ thuận với nhiệt độ cơ thể cá. Sự thay đổi này ảnh hưởng tới hoạt động của cá Koi. Kiến thức nuôi cá Koi cơ bản vào mùa đông như sau:
- Lọc hồ cá Koi 2-3 lần/tuần, thay nước mới 30% lượng nước cũ.
- Trời lạnh cá Koi ăn ít nên chỉ cho cá ăn 1-2 lần/tuần nếu nhiệt độ dưới 10 độ C. Từ 15 độ C trở lên thì cho cá ăn 3-4 lần/tuần. Lượng thức ăn khoảng 1-4% trọng lượng cơ thể cá. Thời điểm cho ăn vào buổi trưa khi nhiệt độ ấm nhất trong ngày.
- Nên lắp đặt thiết bị sưởi ấm tự động bật tắt.
- Bạn nên lắp đặt gạch có lỗ trong hồ nuôi Koi vì chúng tạo ra bong bóng và cung cấp oxy cho cá Koi.
- Có thể tạo chỗ trú ẩn cho cá Koi để chúng ấm áp và giảm bớt căng thẳng hơn.
- Dọn dẹp, cắt tỉa cây xung quanh hồ để tránh lá rụng xuống hồ Koi.
Xem thêm chi tiết cách chăm sóc cá Koi trong mùa đông
2.9. Kiến thức nuôi cá Koi vào mùa mưa
Mùa mưa làm cho độ pH thay đổi vì mưa có tính acid. Thêm vào đó, mưa mang theo vi khuẩn từ không khí, bụi bẩn, nấm, ký sinh trùng từ lá cây, tiểu cảnh trang trí rơi xuống hồ Koi. Vì thế cần có kiến thức nuôi cá Koi mùa mưa để đảm bảo cá Koi phát triển khỏe mạnh. Khi nuôi cá Koi vào mùa mưa cần lưu ý:
- Thay nước càng sớm càng tốt cho hồ Koi sau khi mưa. Chỉ thay khoảng 20-30% nước trong hồ.
- Thêm muối hột và hồ Koi với liều 5/1000 để giảm stress, khử trùng, diệt khuẩn nước. Nên pha loãng muối sau đó đổ vào hồ Koi, không đổ trực tiếp muối hột vào hồ vì có thể làm bỏng cá.
- Cần bổ sung men vi sinh AOcare Control để giảm nồng độ chất độc, ổn định độ pH, khử chất thải, thêm lợi khuẩn cho hồ cá.
Khi đã quyết định sở hữu cho mình những chú cá Koi đắt giá thì người nuôi không thể không tìm hiểu kiến thức nuôi cá Koi. Để đàn cá của mình luôn khỏe mạnh, phát triển ổn định và đẹp thì cần thiết kế hồ cá chuẩn mực có hệ thống lọc tốt. Sau đó là áp dụng cách chăm sóc và nuôi cá Koi mà chúng tôi đã giới thiệu trên bài viết.
Nếu bạn muốn tư vấn về cách lựa chọn cá Koi đạt chuẩn, cách chăm sóc cá Koi cụ thể hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, hãy liên hệ hotline 1900 3079 để ISHI KOI FARM hỗ trợ tư vấn trực tiếp. Thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức, kiến thức cá Koi, dịch vụ hiện có và báo giá nhé!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hiện tượng cá Koi nổi đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Cá Koi nổi đầu chính là một trong những hiện tượng thường gặp ở cá Koi và chúng khá là nguy hiểm. Người nuôi cá cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Các bạn hãy cùng ISHI Koi Farm khám phá qua bài viết dưới đây.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN