messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0853653838
Quay lại

Phụ Kiện Cho Cá Koi

HOTMix (Bán theo kiện)

Hướng dẫn cách làm hồ cá Koi đúng kỹ thuật đơn giản nhất

Cá chép Koi sinh trưởng và phát triển tốt nhất nếu điều kiện môi trường sống sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn. Chính vì thế, việc quan trọng đầu tiên quyết định đến thành công nuôi cá Koi là làm hồ cá Koi đúng chuẩn kỹ thuật. Vậy làm thế nào để xây dựng hồ cá Koi chuẩn mực? ISHI KOI FARM sẽ chia sẻ một vài kỹ thuật và các bước làm hồ Koi đơn giản nhất thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Vì sao cần làm hồ cá Koi đúng kỹ thuật?

Tuy rằng cá Koi là loại cá chép thích nghi nhanh với môi trường sống. Nhưng đặc tính sinh trưởng và phát triển của chúng đòi hỏi yêu cầu đặc biệt cao. Chất thải hàng ngày của cá Koi khá lớn và bản thân Koi nhạy cảm dễ nhiễm bệnh. Thêm vào đó, cá Koi ưa sống trong môi trường rộng lớn để thoải mái bơi lội, phát triển mau lớn và hạn chế tình trạng stress.

Hồ cá Koi được xây dựng đúng ký thuật sẽ giúp cá Koi sinh trưởng tốt, mau lớn và khỏe mạnh
Hồ cá Koi được xây dựng đúng ký thuật sẽ giúp cá Koi sinh trưởng tốt, mau lớn và khỏe mạnh

Bởi những yếu tố trên mà làm hồ cá Koi đúng kỹ thuật đặc biệt quan trọng. Không chỉ đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá Koi mà còn hạn chế tình trạng Koi mắc bệnh. Ngoài ra một hồ cá Koi chuẩn mực sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Tạo dựng môi trường sống “xanh – sạch – đẹp” cho cá Koi.
  • Môi trường sống rộng lớn cho cá Koi thoải mái bơi lội, sinh trưởng và phát triển.
  • Loại bỏ chất bẩn, rác thải, vi sinh vật, tảo, lọc nước liên tục.
  • Đáp ứng đủ oxy cho cá Koi.

2. 4 yếu tố quan trọng khi làm hồ cá Koi

Với bất kỳ hồ cá Koi nào, dù quy mô lớn như hồ Koi sân vườn biệt thự, hồ Koi ngoài trời, hồ Koi trong nhà hàng hay quy mô nhỏ như hồ Koi mini…thì khi làm hồ cá Koi cũng cần lưu ý đến 4 yếu tố quan trọng sau:

2.1. Kết cấu phần cứng

Đây là phần quan trọng nhất khi làm hồ cá Koi. Nhằm đảm bảo an toàn thì kết cấu phần cứng hồ Koi cần được thiết kế chắc chắn, chịu được áp lực nước cao. Thông thường các đơn vị thi công hồ cá Koi sẽ đổ bê tông cốt thép phần đáy và thành hồ, đôi khi thành hồ cũng có thể xây bằng gạch và xi măng. 

Tiếp đến là sử dụng vật liệu chống thấm như sơn chống thấm, bạt chống thấm… Chống thấm là khâu cực kỳ quan trọng để nước không thấm ra ngoài gây mất mỹ quan, ẩm mốc, rêu phát triển nhiều ảnh hưởng tới nguồn nước trong hồ.

Kết cấu phần cứng hồ cá phải được xây chắc chắn, chống thấm
Kết cấu phần cứng hồ cá phải được xây chắc chắn, chống thấm

2.2. Độ sâu khi làm hồ cá Koi

Độ sâu lý tưởng khi thiết kế hồ cá Koi là tối thiểu 0.6m với hồ Koi nhỏ, 0.8-1.6m với hồ Koi lớn. Hồ Koi cần được tính toán các góc gấp, đáy láng dốc để tạo điều kiện cho luồng nước đẩy chất thải của cá về bộ phận hút đáy.

2.3. Hệ thống lọc nước

Hệ thống lọc nước tiêu chuẩn cho hồ Koi bao gồm 5 bộ phận: Hút – Đẩy – Lọc – Xả – Chống tràn. thông thường diện tích hệ thống lọc = ⅓ – ¼ diện tích hồ Koi.

  • Bộ phận hút: Gồm 2 phần là hút mặt và hút đáy. Có nhiệm vụ hút chất bẩn, chất thải cá, nhớt cá, thức ăn thừa, các chất bẩn khác trôi nổi trên mặt nước và chìm dưới đáy hồ.
  • Bộ phận đẩy: Có nhiệm vụ đảo nước, đẩy chất bẩn, phân cá về hút đáy. Ngoài ra bộ phận đẩy có công dụng tạo dòng chảy lên thác nước (nếu có), cung cấp oxy…
  • Bộ phận lọc: Cực kỳ quan trọng giúp cho nước trong hồ luôn sạch sẽ. Bộ phận lọc gồm lọc cơ học, lọc hóa học và lọc sinh học.
  • Bộ phận xả: Có nhiệm vụ hút và xả nước trong hồ khi vệ sinh, sửa chữa và bảo dưỡng hồ Koi, tiểu cảnh…định kỳ. Bên cạnh đó xả cặn bẩn, chất thải tích tụ trong ngăn lắng của hệ thống lọc
  • Bộ phận chống tràn: Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho cá Koi, không để nước tràn ra ngoài, đặc biệt khi trời mưa. 

Xem ngay: Cách làm hệ thống lọc chuẩn cho hồ cá Koi

                 12 loại vật liệu lọc hồ cá Koi tốt nhất

2.4. Hệ thống cung cấp oxy

Hệ thống cung cấp rất cần thiết để cá Koi luôn có đủ oxy để hô hấp, sinh sống và phát triển tốt. Có 3 cách tạo thêm oxy cho cá Koi, cụ thể như sau:

  • Máy tạo oxy: Là 1 loại máy nhỏ đặt trong khoang riêng của hệ thống lọc hoặc đặt rời ở trên bờ. Máy tạo oxy có nhiệm vụ sản sinh oxy hòa tan vào nước cho hồ cá chính và ngăn lọc sinh học (nơi sản sinh ra các vi sinh có lợi).
  • Thác nước, dàn lọc bakki shower: Thiết kế dạng thác nước là cách làm tăng lưu lượng dòng chảy của nước trong hồ cá. Không chỉ tạo thêm thẩm mỹ đẹp cho hồ Koi mà còn bổ sung lượng oxy hòa tan cực lớn cho cá Koi.
  • Cây thủy sinh: Những cây thủy sinh phù hợp trong hồ Koi là hoa sen, hoa súng, bèo cái, lục bình, rong tản sừng hươu, tiêu thảo lá nhăn…Những cây này dễ sống, sạch sẽ, vừa cấp thêm oxy vừa lọc nước loại bỏ cặn bẩn cho hồ Koi.
Trồng thêm cây thủy sinh như bèo lục bình, bèo cái, hoa sen vừa làm sạch nước vừa thêm oxy cho cá Koi
Trồng thêm cây thủy sinh như bèo lục bình, bèo cái, hoa sen vừa làm sạch nước vừa thêm oxy cho cá Koi

Xem thêm: Cá Koi là gì? Bách khoa toàn thư về cá Koi

3. Các bước làm hồ cá Koi đúng kỹ thuật đơn giản nhất 

Hiện nay, có rất nhiều người tự làm hồ cá Koi nhưng chưa biết cách tối ưu nhất, nước vẫn bị đục hoặc các hạn chế khác. Vì thế dưới đây chúng tôi hướng dẫn cách làm hồ cá Koi đơn giản mà vẫn đạt tiêu chuẩn:

Bước 1: Lên bản vẽ thiết kế

Trước khi làm hồ cá Koi thì điều đầu tiên là cần lên bản vẽ chi tiết thiết kế hồ. Bao gồm hình dáng, kích thước, độ sâu, vị trí đặt hồ, vị trí hệ thống lọc, diện tích, nếu có tiểu cảnh thì đặt ở vị trí nào…Bản vẽ càng chi tiết thì càng dễ dàng thực hiện, theo dõi tiến độ và khắc phục hạn chế ngay khi cần thiết.

Bước 2: Đào hồ

Sử dụng cuốc, xẻng để tạo miệng hồ, định hình hình dáng hồ theo đúng kích thước. Sau đó dùng máy xúc để đào hồ theo đúng hình dáng đã tạo, chỉnh sửa từng góc cạnh theo bản vẽ thiết kế.

Sử dụng cuốc xẻng tạo hình dáng miệng hồ sau đó dùng máy xúc đào hồ theo đúng hình dáng
Sử dụng cuốc xẻng tạo hình dáng miệng hồ sau đó dùng máy xúc đào hồ theo đúng hình dáng

Bước 3: Đi đường ống lọc đáy hồ

Sau khi đào hồ sẽ thực hiện đi đường ống lọc đáy hồ, tính toán chi tiết, cẩn thận. Khi đi đường ống lọc đáy hồ cần chú ý đến lựa chọn ống lọc và làm nắp chụp ống hút đáy tỉ mỉ.

  • Với hút mặt, ống lọc cần chọn kích thước phù hợp với dung tích hồ Koi. Ví dụ hồ dưới 3m thì chọn hút mặt 27 – 34 – 42, hồ từ 3-8m3 thì 49 – 60, hồ 8-15m3 thì chọn 2 ống 42…
  • Ống hút đáy: hồ < 3m3 chọn lỗ hút đáy phuy từ 60 – 90, hồ từ 3-8m3 chọn lỗ hút đáy phuy 90 – 114 hoặc 2 ống, hồ > 8m3 thì chọn phuy 140 – 200…
  • Nắp chụp ống hút đáy: Xây bằng xi măng cho chắc chắn và có để lại khe hở bên hông để tăng lực hút.

Bước 4: Đổ đế hồ

Để đảm bảo kết cấu phần cứng thì đế hồ nên được đổ bê tông cốt thép. Đổ bê tông cốt thép toàn bộ đáy hồ và viền thành hồ xung quanh. 

Đế hồ Koi chắc chắn nhất khi được đổ bê tông cốt thép và chống thấm
Đế hồ Koi chắc chắn nhất khi được đổ bê tông cốt thép và chống thấm

Bước 5: Đổ thành hồ

Thành hồ được đổ bê tông nhưng đôi khi có thể xây bằng gạch và xi măng, lớp xi măng được chát và đánh bóng đều, mịn. Thành hồ được đổ cao hơn mặt nước 30 – 40cm là lý tưởng nhất. 

Bước 6: Tạo tiểu cảnh núi và thác nước hồ cá koi (nếu có)

Xung quanh thành hồ có thể đặt đá tảng lớn, chắc nặng và xếp các tảng đá nhỏ bao quanh để tăng thêm thẩm mỹ. Khi tạo tiểu cảnh núi đá, thác nước, hòn non bộ cần tính toán độ cao phù hợp với hồ Koi, cảnh quan xung quanh. Thác nước chảy sẽ giúp tuần hoàn nước, tăng dòng chảy và thêm oxy cho cá Koi.

Tạo tiểu cảnh núi non, hòn non bộ hoặc thác nước
Tạo tiểu cảnh núi non, hòn non bộ hoặc thác nước

Bước 7: Lắp đặt hệ thống lọc, bơm

Hệ thống lọc hồ cá Koi và máy bơm hồ cá koi có thể đặt ngay sát hồ Koi nhưng cũng có thể đặt xa hồ Koi, tùy thuộc vào diện tích và cảnh quan toàn bộ hồ cá. Bộ lọc và máy bơm cần lựa chọn công suất tương thích với dung tích hồ cá, tương thích với đường ống lọc đã đi trước đó. Hai hệ thống này cũng cần duy trì hoạt động ổn định, liên tục để hỗ trợ các thiết bị khác hoạt động.

Tìm hiểu thêm : Hệ thống lọc hồ cá Koi chuẩn

Bước 8: Xử lý hồ Koi sau khi xây xong

Việc cuối cùng sau khi làm hồ cá Koi và trước khi thả cá là vệ sinh, khử trùng hồ Koi. Vệ sinh, khử trùng diệt khuẩn để loại bỏ chất bẩn, vật liệu xây dựng, khử mùi xi măng, hạn chế phát triển các mầm bệnh trong tương lai.

  • Sử dụng thuốc tím, phèn chua hoặc muối hạt để ngâm hồ, vệ sinh hồ nhằm khử trùng, diệt khuẩn trước khi xả nước sạch vào hồ. Các tiểu cảnh trang trí như đá tảng, thác nước…cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.
  • Trước khi bơm nước mới vào hồ Koi thì nước phải được khử trùng. Sau khi bơm nước vào hồ thì xử lý lọc nước bằng bộ lọc chuyên dụng.
  • Đo chất lượng nước, duy trì nhiệt độ, độ pH, hàm lượng oxy, hàm lượng muối tốt nhất cho cá Koi.
  • Thả cá Koi đã được cách ly đảm bảo sức khỏe tốt trong liên tục 14 ngày.
Hồ Koi sau khi xây phải được vệ sinh, phơi hồ, ngâm muối hạt hoặc thuốc tím để khử trùng
Hồ Koi sau khi xây phải được vệ sinh, phơi hồ, ngâm muối hạt hoặc thuốc tím để khử trùng

Xem thêm : Top những mẫu thiết kế hồ cá Koi đẹp được ưa chuộng nhất

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật làm hồ cá Koi cùng các bước tự làm hồ Koi đơn giản. Để tiết kiệm thời gian, công sức và nhanh chóng sở hữu hồ cá Koi đạt tiêu chuẩn thì bạn nên lựa chọn đơn vị thi công hồ Koi chuyên nghiệp. Đơn vị thi công sẽ tư vấn, thiết kế, thi công, giúp bạn tối ưu chi phí và thời gian thực hiện. 

ISHI KOI FARM là đơn vị thiết kế, thi công hồ cá Koi chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, được nhiều khách hàng tin tưởng. Đồng thời chúng tôi cung cấp cá Koi chuẩn nhập khẩu Nhật Bản, hướng dẫn cách chăm sóc và nuôi dưỡng cá Koi tốt nhất. Hãy liên hệ ngay hotline 1900 3079 để được chúng tôi tư vấn cụ thể hơn. Và thường xuyên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật tin tức, kiến thức, báo giá và các dịch vụ hiện có nhé!

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

ISHI KOI FARM
Địa chỉ:
 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn