Hướng dẫn cách khắc phục cá Koi bơi ngửa bụng
Cá Koi bơi ngửa bụng là dấu hiệu bất thường mà người nuôi cần theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp bơi ngửa bụng không phải do bệnh lý mà do cá bị stress, thức ăn chưa phù hợp…nên bạn đừng quá lo lắng. Theo dõi bài viết dưới đây của ISHI KOI FARM để có thêm thông tin về nguyên nhân cá Koi bơi ngửa bụng và cách khắc phục tốt nhất.
1. Vì sao cá Koi bơi ngửa bụng
Cá Koi bơi ngửa bụng có thể do cá nhiễm bệnh hoặc không. Dưới đây là những lý do thường gặp khiến Koi bơi ngửa bụng:
- Cá bị căng thẳng vì được đưa vào môi trường sống mới, mật độ nuôi cá dày, sự xuất hiện của động vật sống khác như mèo, chó, chim…
- Chất lượng nước kém, ô nhiễm, nồng độ amoniac cao.
- Cá nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm. Cá Koi có biểu hiện bơi ngửa bụng, cọ xát thì đó là dấu hiệu cá nhiễm ký sinh trùng.
- Thức ăn không đủ dinh dưỡng hoặc thức ăn có chất lượng kém.
2. Cá Koi bơi ngửa bụng có tự khỏi mà không cần điều trị?
Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến cá Koi bơi ngửa bụng mà tình trạng này có thể tự cải thiện mà không cần người nuôi can thiệp. Ví dụ nếu cá bơi ngửa bụng và không kèm theo dấu hiệu khác thường nào do bị sốc khi đưa vào môi trường mới thì sau vài tuần cá sẽ quen dần và trở lại bơi bình thường.
Tuy nhiên nếu sau vài tuần thả vào hồ mà cá vẫn bơi ngửa bụng hoặc xuất hiện các dấu hiệu khác thì cần phải có cách điều trị phù hợp.
3. Cách khắc phục cá Koi bơi ngửa bụng
Ở một số trường hợp, cá Koi bơi ngửa bụng không thể tự cải thiện thì bạn có thể áp dụng các cách sau:
3.1. Đảm bảo môi trường sống tốt cho cá Koi
Chất lượng nước tốt là điều kiện tiên quyết để cá Koi không bị nhiễm bệnh, sống lâu dài và khỏe mạnh. Khi thấy bất kỳ thay đổi nào ở hành vi của cá Koi thì điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra chất lượng nước, hệ thống lọc, bơm oxy.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ pH, nồng độ các chất thải bằng bộ test chuyên dụng.
- Luôn đảm bảo nhiệt độ nước từ 20-27 độ C, độ pH từ 7-7.5, nồng độ chất thải = 0, hàm lượng oxy tối thiểu 2.5 mg/l.
- Vệ sinh hồ nuôi, hệ thống lọc, cây thủy sinh hoặc các thiết bị khác trong hồ/bể cá định kỳ.
- Trước khi bơm nước mới vào hồ/bể phải xử lý clo bằng than hoạt tính hoặc phơi nắng.
- Sử dụng men vi sinh AOcare Control để giảm số lần thay nước, cải thiện chất lượng nước, thêm vi khuẩn có lợi cho cá.
3.2. Điều trị dứt điểm bệnh ở cá Koi (nếu có)
Nếu cá Koi bơi ngửa bụng kèm các dấu hiệu bất thường khác gồm lờ đờ, phản ứng chậm chạp, kém ăn, cọ xát mình, màu sắc trên da thay đổi…thì có thể cá đang bị nhiễm ký sinh trùng. Trong trường hợp này, bạn cần cách ly riêng cá bị bệnh và sử dụng thuốc để trị dứt điểm bệnh cho cá. Dưới đây là những cách cơ bản để trị ký sinh trùng trên cá Koi:
- Cách 1: Sử dụng thuốc Praziquantel để điều trị nhiễm ký sinh trùng cho cá Koi với liều lượng: 1,5kg/200kg thức ăn, cho cá ăn liên tục 3-5 ngày. Trộn thêm vitamin C cho cá ăn để tăng sức đề kháng.
- Cách 2: Sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline
- Cách 3: Dùng muối hột loãng với nồng độ 1% để tắm cá trong 10-15 phút hoặc ngâm cá khoảng 1 giờ.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại bệnh ở cá Koi mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Bạn có thể xem thêm các bệnh ở cá Koi và cách điều trị cụ thể TẠI ĐÂY.
3.3. Xây dựng chế độ ăn đúng cách cho cá Koi
Chất lượng thức ăn không đảm bảo, dinh dưỡng không đủ chất có thể là nguyên nhân khiến cá Koi bơi ngửa bụng. Bạn có thể áp dụng những điều sau để khắc phục:
- Cho cá Koi ăn thức ăn dạng cám được định lượng sẵn hàm lượng đạm, chất béo, vitamin và dưỡng chất cần thiết. Tham khảo cám Hikari Daily cho cá Koi.
- Thức ăn dạng hạt nổi nên được ngâm vào nước trước khi thả vào hồ cho cá ăn.
- Nếu tự chế biến thức ăn cho cá Koi thì phải rửa sạch, nấu chín, không cho cá ăn đồ sống.
- Bổ sung vitamin C, chất xơ, trái cây như đậu Hà Lan, dưa hấu, quả cam cho cá.
- Không cho cá ăn quá nhiều lần và quá no. Chỉ nên cho ăn 1-2 lần/ngày, vào mùa đông thì vài ngày 1 lần.
- Thời điểm cho cá Koi ăn cũng rất quan trọng: Không cho cá ăn vào buổi tối muộn sau 21h và vào sáng sớm trước 7h.
Nếu bạn chưa biết cách bổ sung vitamin cho cá Koi, hãy tham khảo bài viết: Cách bổ sung vitamin cho cá Koi hiệu quả nhất
3.4. Hạn chế gây stress cho cá Koi
Những thay đổi trong việc bơi lội của cá phần lớn là do cá bị stress. Vì thế hãy hạn chế tối đa gây stress cho cá Koi bằng cách:
- Hạn chế di chuyển cá từ hồ này sang hồ khác.
- Che chắn cẩn thận bằng lưới hoặc xây thành hồ cao hơn nhiều so với mặt nước để tránh các động vật sống khác tấn công.
- Hệ thống lọc nước và sục khí oxy phải luôn hoạt động tốt.
Xem thêm: Phòng ngừa stress cho cá Koi
Cá Koi bơi ngửa bụng vì bất kỳ lý do nào cũng sẽ tác động tới hoạt động sống và phát triển của cá. Những cách khắc phục trên đây sẽ giúp cá Koi của bạn có môi trường sống tốt nhất, bảo vệ cá khỏi các tác nhân gây bệnh. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về các bệnh ở cá Koi hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, hãy liên hệ ngay hotline 1900 3079 để được ISHI KOI FARM hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hiện tượng cá Koi nổi đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Cá Koi nổi đầu chính là một trong những hiện tượng thường gặp ở cá Koi và chúng khá là nguy hiểm. Người nuôi cá cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Các bạn hãy cùng ISHI Koi Farm khám phá qua bài viết dưới đây.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN