Bạn đã biết cách làm hệ thống lọc hồ cá Koi đúng chuẩn?
- 1. Tổng quan hệ thống lọc hồ cá Koi
- 1.1. Hệ thống lọc hồ cá Koi gồm những bộ phận nào?
- 1.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống lọc
- 2. Lợi ích của hệ thống lọc hồ cá Koi
- 3. Các loại vật liệu lọc hồ cá Koi phổ biến
- 4. Cách tự làm hệ thống lọc cho hồ Koi tại nhà
- 5. ISHI KOI FARM – Đơn vị thi công hồ Koi, lắp đặt hệ thống lọc cho hồ Koi
Cá Koi là loại cá chép dễ dàng thích nghi nhưng lại yêu cầu khắt khe về môi trường nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Bởi vậy, hệ thống lọc hồ cá Koi là phần cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống “xanh – sạch – đẹp” cho cá Koi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ kiến thức về hệ thống lọc, đồng thời hướng dẫn cách tự làm hệ thống lọc hồ cá Koi.
1. Tổng quan hệ thống lọc hồ cá Koi
Trước khi tìm hiểu cách tự làm hệ thống lọc hồ cá Koi, bạn cần phải hiểu cấu tạo các bộ phận cũng như nguyên lý hoạt động của hệ lọc. Điều này giúp bạn dễ dàng thiết kế hệ thống lọc chuẩn và dễ dàng sử dụng đạt hiệu quả cao.
1.1. Hệ thống lọc hồ cá Koi gồm những bộ phận nào?
Hệ thống lọc hồ cá Koi tiêu chuẩn phải có đủ 5 bộ phận, bao gồm: bộ phận hút, bộ phận lọc nước, bộ phận đẩy nước, bộ phận xả nước và bộ phận chống tràn.
Bộ phận hút
Bộ phận hút trong hệ thống lọc phải bao gồm cả hút mặt và hút đáy.
- Hút mặt: Có công dụng hút thức ăn thừa, lá cây, cỏ, phấn hoa…những chất bẩn khác trôi nổi trên bề mặt nước.
- Hút đáy: Hút chất thải của cá, thức ăn thừa, các chất bẩn khác đã chìm xuống đáy hồ.
Bộ phận đẩy
Có công dụng đảo nước, đẩy nước, đẩy cặn bẩn, chất thải về bộ phận hút đáy. Bộ phận đẩy nước còn giúp duy trì nồng độ oxy cho cá Koi, hòa tan chất dinh dưỡng, đẩy nước lên thác hoặc dòng chảy nước đổ (nếu có).
Bộ phận lọc
Đây là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lọc hồ cá Koi. Bộ lọc giúp loại bỏ chất thải, kim loại nặng, khử mùi hôi tanh…Bộ phận lọc gồm lọc cơ học, lọc hóa học và lọc sinh học.
- Lọc cơ học: Thường sử dụng chổi lọc, bùi nhùi Jmat, bông lọc…để loại bỏ chất thải, cặn bẩn, làm sạch nguồn nước.
- Lọc hóa học: Sử dụng than hoạt tính, cát mangan, matrix…để khử mùi, hạn chế kim loại nặng, chất độc mà lọc cơ học không xử lý được
- Lọc sinh học: Sử dụng vật liệu tự nhiên như cây thủy sinh để nuôi dưỡng lợi khuẩn, giảm độc tố, cung cấp vi khuẩn có lợi cho cá Koi. Ngoài ra, lọc sinh học có thể sử dụng sứ lọc, hạt Kaldnes, bóng nhựa Bioball…
Bộ phận xả
Bộ phận xả bao gồm xả cặn trong hồ Koi và xả cặn ngăn lắng trong hệ thống lọc:
- Xả cặn trong hồ Koi: Hút và xả toàn bộ trong hồ Koi để vệ sinh định kỳ hoặc sửa chữa, bảo dưỡng hồ, tiểu cảnh…
- Xả cặn ngăn lắng trong hệ thống lọc: Nước qua bộ phận hút đáy chảy vào ngăn lắng. Tại ngăn lắng các cặn bẩn, chất thải thôi sẽ lắng xuống còn nước được lọc rồi chuyển sang ngăn tiếp theo. Các chất thải ở ngăn lắng đầu thì sẽ qua ống xả để xả toàn bộ ra ngoài.
Bộ phận chống tràn
Đúng như tên gọi, bộ phận chống tràn có nhiệm vụ giữ nước trong hồ không bị tràn ra ngoài, nhất là khi trời mưa. Chống tràn cũng giúp cá Koi bơi lội thoải mái mà vẫn an toàn, không sợ trào ra khỏi hồ.
Ngoài 5 bộ phận chính trên thì hệ thống lọc có thể có các thiết bị hỗ trợ khác như máy bơm, máy tạo oxy, đèn chiếu tia UV, đèn chiếu sáng…
1.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống lọc
Hệ thống lọc có công dụng chính là làm sạch nước, loại bỏ chất thải, chất bẩn, mùi hôi, vẩn đục..trong hồ Koi. Thông thường một hệ thống lọc có 3 giai đoạn hoạt động như sau;
Giai đoạn 1: Hút nước và lọc thô
Hai bộ phận hút mặt và hút đáy sẽ làm nhiệm vụ loại chất bẩn, chất thải, chất hữu cơ…qua đường ống và tới ngăn lắng. Một phần rác thải trên bề mặt nước được giữ ở bộ phận chắn rác của hút mặt. Ngăn lắng có nhiệm vụ lắng lọc cặn bẩn và chất thải của cá Koi ở đáy hồ. Nước đi qua ngăn lắng rồi qua bộ lọc có chứa vật liệu lọc. Tại đây nước được lọc sơ bộ và chuyển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: Lọc tinh
Quá trình lọc thô sơ bộ chỉ loại bỏ cặn, chất thải, chất bẩn cơ bản. Còn các thành phần như chất thải hòa tan trong nước, chất độc hại, nhớt cá thì phải cần đến lọc tinh. Vật liệu lọc ở giai đoạn lọc tinh có thể là đá nham thạch, gốm lọc, sứ lọc…Công việc ở giai đoạn lọc tinh là sản sinh vi sinh vật có lợi để phân hủy chất hữu cơ còn sót lại ở lọc thô.
Giai đoạn 3: Kết thúc lọc, đẩy nước sạch về hồ
Sau khi lọc thô và lọc tinh xong thì nước sẽ đi qua ngăn chứa than hoạt tính để loại bỏ chất độc, khử trùng. Máy bơm hút nước sạch từ hệ thống lọc rồi đẩy về hồ theo các hướng:
- Đẩy nước dưới đáy, tạo dòng luân chuyển, đẩy chất cặn bẩn ở xa về gần bộ phận hút đáy.
- Đẩy trên bề mặt, tạo dòng chảy đưa chất bẩn, rác trôi từ xa về gần bộ phận hút mặt.
- Thổi luồng tạo hướng bơi cho cá Koi để định hướng hướng bơi cho cá, tạo ra điểm đậu để dễ dàng ngắm nhìn chúng.
- Đẩy nước lên thác nước hoặc non bộ, nước đổ (nếu có).
2. Lợi ích của hệ thống lọc hồ cá Koi
Hệ thống lọc nước hồ cá Koi có công dụng chính là làm sạch nước, lọc nước giúp cá Koi có môi trường sống tốt nhất. Ngoài ra hệ thống lọc còn mang lại những lợi ích sau:
- Loại bỏ bụi bẩn, cặn bẩn, chất thải của cá, rêu tảo bám ở đáy hồ, thành hồ và mặt hồ.
- Làm sạch thức ăn thừa, chất thải của cá, nhớt cá có trong hồ Koi.
- Tạo dòng chảy, tạo khu vực đối lưu cho cá Koi bơi lội, tăng lưu lượng chuyển động của nước.
- Tăng chất lượng nước, hạn chế số lần thay nước, tiết kiệm thời gian và công sức.
- Cá Koi khỏe mạnh và phát triển tốt hơn, ăn tốt, mau lớn, phòng ngừa được nhiều bệnh ký sinh trùng, nấm ở cá Koi.
3. Các loại vật liệu lọc hồ cá Koi phổ biến
Vật liệu lọc chuyên dụng được đặt trong bộ lọc của hệ thống nhằm loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn, vẩn đục, chất thải của cá,…Dưới đây là 3 loại vật liệu lọc phổ biến nhất hiện nay:
- Bùi nhùi Jmat: Được làm bằng sợi nhựa tổng hợp, liên kết với nhau thành tấm lọc. Jmat nhẹ, bền, dễ dàng cắt rời và lắp đặt. Công dụng chính là loại bỏ kim loại nặng, chất độc, phân giải mùn bã hữu cơ, tăng cường trao đổi chất và bổ sung vi chất cho cá Koi.
- Hạt Kaldnes: Là hạt lọc được thiết kế dạng bánh răng có rãnh đối xứng. Chúng có nhiều kích thước khác nhau nhưng càng nhỏ thì diện tích tiếp xúc bề mặt càng lớn.
- Sứ lọc Bacteria House: Đây là loại gốm được nung nấu trong nhiệt độ cao lên tới 1300 độ C, phá vỡ lớp liên kết bên trong tạo ra vô số lỗ nhỏ trên bề mặt. Các lỗ nhỏ liti tạo ra nhiều lợi khuẩn cho hồ cá, tăng khả năng lọc nước, giảm nitrat, loại bỏ chất độc và tăng hàm lượng oxy.
Ngoài 3 loại vật liệu lọc trên thì còn một số loại khác như chổi lọc, gốm lọc, đá nham thạch, than hoạt tính, cát mangan…Bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết: 12 vật liệu lọc hồ cá Koi tốt nhất hiện nay
Xem thêm : Top những mẫu thiết kế hồ cá Koi đẹp được ưa chuộng nhất
4. Cách tự làm hệ thống lọc cho hồ Koi tại nhà
Tự làm hệ thống lọc hồ cá Koi không quá khó khăn, chỉ cần bạn sắp xếp các tầng lọc hợp lý. Trước tiên cần chuẩn bị khay nhựa có kích thước tùy thuộc vào dung tích hồ cá. Dưới đây là cách làm hệ lọc đơn giản nhất:
Tầng lọc 1
- Đây là tầng xếp ở dưới cùng. Sử dụng mũi khoan để tạo lỗ thùng dưới đáy thùng nhựa để nước chảy. Khoan lỗ trải đều mặt khay nhựa, kích thước tối thiểu là mũi khoan 5mm.
- Đặt tấm bùi nhùi Jmat lên, sau đó trải đều 1 lớp nham thạch lên Jmat.
- Thêm 1 tấm Jmat nữa lên trên cùng để giảm tiếng ồn khi lọc nước.
Tầng lọc 2:
- Đặt 1 tấm bùi nhùi Jmat xuống đáy thùng nhựa.
- Xếp 2 hàng sứ lọc theo chiều dọc hoặc ngang sao cho vừa với thùng nhựa. 2 hàng sứ lọc giúp tăng hiệu quả lọc nước. Nên xếp sứ lọc kiểu ziczac, xen kẽ khúc khuỷu nhấp nhô để tăng dòng chảy của nước, tăng oxy.
- Tiếp tục thêm 1 tấm Jmat lên trên cùng.
Tầng lọc 3:
- Đặt 1 tấm Jmat xuống đáy thùng nhựa.
- Xếp 2 lớp bông lọc lên trên. Bạn nên thiết kế ống nước đầu vào có nhiều lỗ nhỏ để nước thấm đều bông lọc.
5. ISHI KOI FARM – Đơn vị thi công hồ Koi, lắp đặt hệ thống lọc cho hồ Koi
Với những người chưa có kinh nghiệm và chưa am hiểu về cách tự làm hệ thống lọc thì sẽ khó đảm bảo hiệu quả sau khi lắp đặt. Chính vì thế bạn nên tìm đến đơn vị thi công hồ cá Koi và lắp đặt hệ thống lọc chuyên nghiệp. Các đơn vị thi công giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức để tạo nên hệ thống lọc chuẩn mực nhất.
ISHI KOI FARM là đơn vị thi công hồ Koi, lắp đặt hệ thống lọc hồ Koi có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường. Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ thiết kế, lắp đặt hệ thống lọc tại ISHI KOI FARM, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Tư vấn thiết kế, thi công hồ Koi, tiểu cảnh, sân vườn.
- Lắp đặt hệ thống lọc đạt tiêu chuẩn, nhanh chóng.
- Giá cả hợp lý.
- Chế độ bảo hành, bảo dưỡng lâu dài.
Không chỉ vậy, chúng tôi còn sở hữu trại cá Koi nhập khẩu Nhật Bản rộng lớn với đa dạng các dòng cá Koi. Đồng thời cung cấp thức ăn cho cá Koi thương hiệu Hikari, vật liệu, thiết bị hồ Koi…
Trên đây là thông tin cần biết và hướng dẫn cách tự làm hệ thống lọc hồ cá Koi tại nhà. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống lọc hoặc sử dụng dịch vụ khác như thiết kế, thi công hồ cá, mua cá Koi nhập khẩu Nhật Bản…thì hãy liên hệ ngay hotline 1900 3079 để được tư vấn cụ thể hơn. Và đừng quên theo dõi ISHI KOI FARM để cập nhật liên tục kiến thức, tin tức, báo giá các dịch vụ hiện có nhé.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hiện tượng cá Koi nổi đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Cá Koi nổi đầu chính là một trong những hiện tượng thường gặp ở cá Koi và chúng khá là nguy hiểm. Người nuôi cá cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Các bạn hãy cùng ISHI Koi Farm khám phá qua bài viết dưới đây.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN