messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0853653838
Quay lại

Phụ Kiện Cho Cá Koi

HOTMix (Bán theo kiện)

Bệnh lồi mắt ở cá Koi – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh

Cá Koi nếu không được chăm sóc đúng kỹ thuật thì sẽ bị một số bệnh nguy hiểm.  Một trong những căn bệnh đó chính là bệnh lồi mắt ở cá Koi. Khi phát hiện ra hiện tượng này thì người nuôi cần phải xử lý điều trị ngay lập tức để tránh ảnh hưởng tới sức sống của cá. Vậy, nguyên nhân, dấu hiệu, các điều trị và phòng bệnh lồi mắt ở cá như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ lưỡng qua những chia sẻ sau đây.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh lồi mắt ở cá Koi

Nguyên nhân gây ra bệnh lồi mắt ở cá Koi
Nguyên nhân gây ra bệnh lồi mắt ở cá Koi

Cá bị lồi mắt được xác định nguyên nhân là do một loại vi khuẩn là Streptococcus tấn công. Đây là vi khuẩn thường xuyên xuất hiện ở hồ cá khi mà hồ quá bẩn hoặc hồ không được trang bị hệ thống lọc. Hay hệ thống lọc quá yếu không đủ công suất sử dụng.

Đây là một căn bệnh xuất hiện quanh năm. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là mùa hè khi mà lượng oxy kém và dòng nước chảy cũng ít hơn. Con đường lây bệnh này thường là từ những chú cá bị bệnh sang những chú cá khỏe mạnh qua đường bài tiết. Hoặc qua chính đường nước mà cá sinh sống chung.

2. Dấu hiệu nhận biết cá Koi lồi mắt

Cá Koi bị lồi mắt bạn sẽ rất dễ phát hiện bằng mắt thường. Khi quan sát bạn thấy rõ được vùng mắt cá bị viêm và lồi ra. Xung quanh có xuất hiện một vài vết lở loét. Nếu tình trạng nặng sẽ xuất hiện đốm mủ ở dưới da mắt. Khi cá bị lồi mắt thì húng bơi không có phương hướng, mắt lờ đờ. Sau nhiều ngày nếu chưa được điều trị chúng ăn ít đi và dần dần bỏ ăn.

3. Cách điều trị bệnh lồi mắt ở cá Koi

Điều trị hiệu quả bệnh lồi mắt ở cá
Điều trị hiệu quả bệnh lồi mắt ở cá Koi

Bệnh lồi mắt ở cá Koi bạn cần phải phát hiện được sớm và điều trị kịp thời. Bởi, nếu để lâu ngày chúng có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi tính mạng. Vậy, cách điều trị bệnh này như thế nào?  Bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây.

Cách ly những con cá bị bệnh ra khỏi đàn

Việc đầu tiên khi phát hiện ra cá bị bệnh bạn cần phải cách ly chúng ra khỏi đàn ngay. Để tránh lây bệnh ra những con cá khác và giúp điều trị bệnh cho cá dễ hơn. Sau khi đã tách ra ra bể các khác thì cần giảm lượng thức ăn để bắt đầu điều trị cho cá.

Tiến hành tắm thuốc cho cá

Để chữa bệnh lồi mắt ở cá Koi bạn cần phải tắm thuốc cho cá. Tắm thuốc bằng những cách như sau:

Cách 1: Sử dụng Xanh Metylen 10 giọt, 1%muối, 1 viên thuốc Tetra cho vào khoảng 20 lít nước. Sau đó cho cá vào ngâm thuộc trong khoảng 15 phút rồi lại thả chúng vào bể cá riêng. Mỗi ngày nên tắm thuốc cho cá 1 lần. Tới khi nào cá hết sưng mắt thì bạn dừng lại. Tùy vào lượng cá bị bệnh mà bạn điều chỉnh thuốc và nước cho hợp lý. 

Cách 2: Cách tiếp theo để chữa bệnh lồi mắt ở cá Koi bạn có thể sử dụng đó là dùng thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh có thể dùng như: Norfloxacin, Cefalexin, Doxycycline, Erythromycin và một số loại thuốc khác. Khi sử dụng thuốc kháng sinh thì cần sử dụng trong khoảng 2-3 lần/ngày và liều lượng là 1,5 – 2,5g/ tạ cá/ ngày. Dùng khoảng 1 tuần liên tiếp cho tới khi mắt cá không còn lồi lên là được.

Khi dùng kháng sinh bạn cần phải cẩn thận là thực hiện đúng theo yêu hướng dẫn sử dụng. Hoặc hỏi những chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực này để thực hiện. Bởi nếu bạn dùng nhiều kháng sinh hay với liều lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến cá.

4. Cách phòng tránh bệnh lồi mắt ở cá Koi

Cách phòng tránh hiện tượng lồi mắt ở cá Koi
Cách phòng tránh hiện tượng bệnh lồi mắt ở cá Koi

Như đã chia sẻ nêu trên thì nguyên nhân chính gây ra căn bệnh lồi mắt ở cá đó chính là do môi trường sống bị ô nhiễm. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là cần phải kiểm soát và đảm bảo lượng nước ở hồ, bể cá. Các nồng độ trong nước luôn phải đạt tiêu chuẩn. Hồ cá phải đảm bảo có hệ thống lọc nước đầy đủ. Ngoài ra có một số cách phòng tránh bệnh lồi mắt ở cá như sau:

  • Nếu trường hợp cá bạn mới mua về thì tốt nhất nên tắm qua nước muối khoảng 15 phút trong nồng độ 2-3%.
  • Khi mua cá cần phải kiểm  tra sức khỏe của ca thật kỹ lưỡng để tránh cá bị bệnh và lây sang đàn. 
  • Trước khi cho cá hòa vào đàn cần phải tách chúng ra khu vực riêng. 
  • Mật độ nuôi phù hợp không quá dày để tránh cá thiếu oxy và nguồn nước đảm bảo.
  • Không nên làm những chú cá bị sốc. Vì vây, khi thay nước cho chúng cần phải đảm bảo môi trường tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh bệnh lồi mắt ở cá Koi. Hy vọng đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích nhất. Để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn hãy liên hệ với ISHI KOI FARM.

Lợi ích của muối trong hồ cá koi & Mẹo sử dụng an toàn!

Hiện tượng cá Koi nổi đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

ISHI KOI FARM
Địa chỉ:
 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn