Bạn biết gì về bệnh sán mang và sán da ở cá koi?
- 1. Biểu hiện cá koi bị sán mang và sán da
- 2. Nguyên nhân gây ra sán mang và sán da ở cá koi
- 3. Cá koi dễ bị nhiễm sán vào thời điểm nào?
- 4. Sán mang và sán da gây hại cho cá koi như thế nào?
- 5. Cách điều trị, phòng tránh sán cho cá koi
- 5.1. Cách điều trị sán mang và sán da
- 5.2. Cách phòng tránh sán mang và sán da
Sán mang và sán da là hai bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất ở cá koi, có thể lây nhiễm cho cả đàn cá và gây chết hàng loạt. Cá koi có thể bị nhiễm một trong hai loại sán này nhưng cũng có thể nhiễm cả hai loại cùng lúc khi điều kiện sống (nước) cực kỳ ô nhiễm. Bài viết dưới đây ISHI KOI FARM sẽ cung cấp thêm thông tin vì sao cá koi bị nhiễm sán mang và sán da cùng cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả.
1. Biểu hiện cá koi bị sán mang và sán da
Sán màng và sán da trú ngụ ở hai nơi khác nhau (sán mang ở mang cá, sán da ở da cá) nhưng khi cá koi mắc bệnh sẽ có dấu hiệu tương đối giống nhau như:
- Cá bị ngứa mình, cọ mình vào thành bể hoặc các thiết bị trong hồ/bể nhằm rũ sán ra khỏi mang hoặc da.
- Mang hoặc da bị kích ứng, hình thành vết thương do sán hút máu.
- Lười bơi, nằm dưới đáy ao và chỉ nổi lên để lấy thêm không khí.
- Xỉn màu
- Chậm ăn, lười lấy thức ăn.
Cả sán mang và sán da đều là ký sinh trùng có kích thước siêu nhỏ do đó không thể quan sát và phát hiện chúng trên cá koi bằng mắt thường. Để biết cá koi của bạn có nhiễm sán hay không thì cần quan sát triệu chứng, soi phần mang và da cá dưới kính hiển vi.
2. Nguyên nhân gây ra sán mang và sán da ở cá koi
Sán mang, sán da hay bất kỳ loại ký sinh trùng nào khác thông thường đều hiện diện trong hồ/bể cá, nhất là khi môi trường nước không đảm bảo chất lượng. Thêm vào đó, hệ thống lọc xử lý nước kém, nhiệt độ nước không đạt tiêu chuẩn hay mật độ cá quá dày đều có thể gây ra sán ở cá koi.
3. Cá koi dễ bị nhiễm sán vào thời điểm nào?
Sán có thể phát triển trong cả môi trường nước ấm và lạnh nhưng thời điểm phổ biến nhất khiến cá koi nhiễm sán là vào mùa đông.
Sán mang và sán da tấn công cá koi, đẻ trứng và trứng nở trong vòng 4 ngày trong nước 20 độ C nhưng có thể mất đến 5 – 6 tháng để nở trong nước 1 – 3 độ C. Có nghĩa là sán lây nhiễm bệnh cho cá koi vào mùa đông, chúng đẻ trứng sau đó nghỉ đông và rồi trứng sẽ nở vào mùa xuân.
Ngay cả khi sán đã chết thì trứng của chúng vẫn còn và bắt đầu nở rồi lây lan khi nhiệt độ nước tăng lên. Chính vì điều này mà người chơi cá koi nên khử trùng hồ koi định kỳ trước mùa đông và trước khi mùa xuân đến để tiêu diệt mầm bệnh.
4. Sán mang và sán da gây hại cho cá koi như thế nào?
Vấn đề lớn nhất do sán mang và sán ra gây ra chính là nhiễm trùng thứ cấp. Sán khiến cá koi chậm lớn do chán ăn, bơi kém cộng với đau do sán hút máu gây ra vết loét trên da, ăn thủng mang. Tiếp theo đó cá koi sẽ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng. Nếu không chữa trị kịp thời cho cá koi thì sẽ dẫn tới chết cá. Chưa kể những con sán sinh sôi phát triển nhanh trong nước và lây nhiễm cho cả đàn cá.
5. Cách điều trị, phòng tránh sán cho cá koi
Sán mang và sán da ở cá koi hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và phòng ngừa.
5.1. Cách điều trị sán mang và sán da
Bệnh sán ở cá koi không khó điều trị nếu được phát hiện sớm. Bạn nên thường xuyên theo dõi tình trạng của cá nếu thấy cá có dấu hiệu nhiễm sán thì hãy áp dụng cách điều trị sau:
- Cách ly riêng cá bị bệnh trong tank nước..
- Ngâm thuốc Praziquantel với liều lượng 2g/1m3 nước, sử dụng 2 liều cách nhau 2 ngay. Trước khi ngâm thuốc nên thay 20% nước trong tank.
- Trộn thuốc Nova – Parasite vào thức ăn theo liều 1kg/300kg thức ăn cho cá koi ăn 1 lần/ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Cũng có thể trộn thuốc Praziquantel dành riêng cho cá theo liều lượng 50 – 75mg/1kg thức ăn, cho cá ăn liên tục 4 – 6 ngày.
- Bổ sung thêm vitamin C trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
5.2. Cách phòng tránh sán mang và sán da
Có một số biện pháp bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa bệnh sán cho cá koi. Áp dụng những cách phòng tránh dưới đây để hạn chế tình trạng cá mắc bệnh:
- Vệ sinh và thay nước định kỳ 1 tháng 1 lần, mỗi lần thay 20% để tiêu diệt các ký sinh trùng.
- Thường xuyên làm sạch thiết bị, phụ kiện trong hồ/bể như đá, đồ trang trí, cây thủy sinh…(nếu có)
- Xây dựng máy bơm có thể dễ dàng cung cấp nước mới sạch cho cá.
- Đảm bảo hệ thống lọc tốt để có thể loại bỏ cặn bẩn, thức ăn thừa, amoniac, nitrit…
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước 1 lần 1 tuần để đo nồng độ pH, amoniac, nitrit….
- Thả mật độ cá vừa phải để cá không bị căng thẳng và giảm tạo ra nhiều chất thải và amoniac.
- Không cho cá koi ăn quá nhiều vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất thải hơn và có thể dư thừa thức ăn gây ô nhiễm cho nguồn nước.
- Đảm bảo chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng cho cá koi, thêm vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch cho cá khỏe mạnh.
- Lựa chọn giống cá koi rõ nguồn gốc, khỏe mạnh, cách ly và dưỡng cá trước khi thả vào hồ chung.
Với chia sẻ của ISHI KOI FARM về kinh nghiệm điều trị và phòng tránh sán mang và sán da cho cá koi, hy vọng giúp được bạn cách xử lý điều trị cho những chú koi của mình. Trong quá trình nuôi dưỡng cá koi, hãy nhớ duy trì chất lượng nước sạch và giữa cho cá koi khỏe mạnh để tạo cơ hội tốt nhất cho chúng sinh sống.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: info@ishi.vn
Website: https://ishi.vn
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Hiện tượng cá Koi nổi đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Cá Koi nổi đầu chính là một trong những hiện tượng thường gặp ở cá Koi và chúng khá là nguy hiểm. Người nuôi cá cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Các bạn hãy cùng ISHI Koi Farm khám phá qua bài viết dưới đây.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN